Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Gởi theo mùa về




Buổi trưa nằm lơ ngơ đọc báo _ lơ ngơ vì chừng như bây giờ đọc báo chỉ còn là thói quen chứ không phải là nhu cầu cần thiết _ Lại một tin sốt dẻo : Tài liệu hướng dẫn giảng dạy mới :GIÁO VIÊN CÓ THỂ THOÁT LY SÁCH GIÁO KHOA ( Báo Tuổi trẻ ngày 18/8/09) Chẳng biết tin này có là dấu hiệu đáng mừng cho cả thầy và trò trước thềm năm học mới không …chỉ thấy vẫn còn nhiều điều âu lo quá sức .


Ừ, thì GV có thể thoát ly SGK , cái thứ mà ngày xưa được coi như là pháp lệnh …là kim chỉ nam nên chỉ cần thay đổi con số trong một bài toán , thay đổi câu hỏi trong một bài giảng là bị cán bộ thanh tra truy sát tới nơi …thì bây giờ nó chỉ là “….nguyên liệu minh họa cho chương trình”



Ừ, thì học sinh chỉ cần đạt chuẩn kiến thức tối thiểu trong SGK , cái thứ “chuẩn” mơ hồ thấy ớn . Đâu phải bây giờ Bộ mới ban hành quy định về “Chuẩn kiến thức” đâu , nó có vài năm nay rồi đấy chớ , nhưng chừng như chẳng có gì phân định được giữa “chuẩn” và “không chuẩn” giữa “vừa sức” và “ôm đồm kiến thức” cả . Giáo viên làm sao mà dám theo chuẩn khi chính người ra đề thi kiểm tra toàn cho trên chuẩn , theo chuẩn để HS có toàn điểm yếu để lại bị phê bình , bị cắt thi đua, bị BGH và đồng nghiệp nhìn mình “kinh ngạc” ư ? Thế mà theo ông Nguyển Hải Châu _Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học thì: “Có nhiều GV còn thụ động không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu , dẫn đến viêc dạy học vượt chuẩn tối thiểu cho những đối tượng HS có trình độ nhận thức trung bình và dưới trung bình. Điều này làm tâm lý HS bị nhồi nhét kiến thức , bị quá tải”.
Hay “Tình trạng GV dạy ôm đồm tất cả những gì ở SGK là do GV chưa hiểu sâu yêu cầu chương trình, do chất lượng tập huấn GV dạy chương trình mới không đạt hiệu quả và cán bộ quản lý GD các cấp không hướng dẫn rõ ràng , cụ thể cho GV khi triển khai chương trình SGK mới. GV hiểu chưa đúng thì HS cũng vậy.”


Ừ, thì “GV không cần thiết phải dạy hết những gì trong SGK viết, HS cũng có thể học theo nội dung giảng dạy và yêu cầu của GV mà vẫn đủ điều kiện để đạt yêu cầu trong kiểm tra đánh giá…” tôi lại cứ muốn chờ mùa hè sắp tới để xem Bộ đánh giá một năm thực hiện việc “thoát ly SGK và dạy theo chuẩn kiến thức” thế nào rồi mới biết mình nên mừng hay nên lo , nên cười hay nên khóc … Tôi đợi ông đấy ông Nguyễn Hải Châu .


Ừ thì chúng tôi cũng mơ được “ dạy học theo chuẩn tối thiểu và dạy học tùy theo đối tượng HS khác nhau…” …. khi nào lớp học chúng tôi có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho nhiều đối tượng học sinh , khi chúng tôi không phải móc trong túi ra số tiền lương còm cõi của mình để chuẩn bị các đồ dùng giảng dạy cho nhiều đối tượng HS khác nhau,khi không có quá nhiều phong trào vô bổ , vô lý bắt cả thầy và trò cùng đánh vật trong năm học, khi không còn khẩu hiệu “ phụ đạo học sinh yếu , bồi dưỡng học sinh giỏi” cứ đi chung với nhau như một nghịch lý vì chỉ dành thời gian phụ đạo HS yếu đã bở hơi tai lấy đâu mà bồi dưỡng HS giỏi? khi chúng tôi không phải đánh vật với lớp học gần 50 học sinh với nhiều trình độ , khi chính những người quản lý giáo dục phải là người có cái tâm sáng hơn và cái tầm cao hơn ….Cho đến giờ này tất cả những điều các ông muốn chỉ là giấc mơ thôi…




Buổi chiều , ngồi nói chuyện với vài GV , những người trẻ được đào tạo hẳn hoi nhưng ra trường lại chọn những trường tư thục làm nơi dừng chân . Tôi hỏi tại sao , một cô giáo trẻ dễ thương trả lời :
_ Chán lắm cô ơi , ra trường rồi con mới thấy mọi việc không như mình nghĩ. Có nhiều bạn học hành chẳng ra gì mà chỉ cần bỏ ra vài chục triệu là được về những trường gần , trường điểm , chúng con chỉ là con chốt thí mạng phải đi xa nhà thôi cô.Con mất 7 triệu trà nước rồi nhưng thấy cứ nhập nhằng mãi nên thôi , mất tiền mà không được gì hết .


Tôi thầm nghĩ “…chính cô còn thấy mọi việc không như mình nghĩ nữa là các con” . Tôi nhìn ba cô giáo trẻ , lòng cứ xốn xang . Thế đấy , sao người lớn còn có thể nói với chúng về niềm tin vào sự trung thực và sự công bằng trong đời sống nhỉ ? Bỗng dưng cái cảm giác xấu hổ tràn trong lòng tôi vì tôi cũng là …người lớn .Tôi không thể an ủi , không thể trấn an càng không thể cho chúng một lời khuyên nào khác .


Bỗng dưng tôi nhớ ngày cái ngày mình mới ra trường , vác túi lên đường lòng tràn đầy niềm tin . Ngày ấy có thể do còn quá trẻ ,do lòng còn quá trong veo mà tôi không nhìn thấy những xấu xa khuất lấp trong cuộc đời ,nhưng chắc chắn rằng lúc đó, người ta không dễ để mua tất cả như bây giờ , đến cái tâm của người thầy còn có thể mua bằng vài chục triệu thì nền giáo dục nước nhà thật đáng buồn , đáng lo biết bao .


Mùa về , tôi hết còn cái rạo rực của nhiều năm về trước, chỉ có đôi lúc thèm gấp lại lòng mình và gửi lại những ưu tư còn sót lại cho hư không


26 nhận xét:

  1. Vẫn luôn có những nỗi buồn len lỏi....Thôi hãy nhìn những niềm vui của các em trong đôi mắt trong veo lấp lánh niềm tin mà vui với nghề, với đời chị nhé! Đêm thật an lành cùng chị!

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn thẳng vào nỗi buồn nhức nhối, đừng nhìn vào niềm vui gượng gạo cố che nỗi đau. Cười vui gượng gạo mãi hết thập niên này đến thập niên khác, hết thế hệ này đến thế hệ khác thì cả dân tộc này chết nhăn răng, chết mất xác!

    Gió cũng đừng hơi đâu cảm thấy xấu hổ vì Gió không phải là người hoặc một nhóm người đã xô đạp nền giáo dục nước nhà xuống tận đáy vực sâu. Những người lẽ ra phải biết xấu hổ, coi chừng chính họ lại đang rao giảng và ngồi trên đầu trên cổ những Thầy Cô như Gió đấy!

    Trả lờiXóa
  3. Phải thay đổi người quản lý đất nước thôi ! Chgúc bạn luôn vui,khoẻ, bình an lạc quan lên để sống.

    Trả lờiXóa
  4. Biết trăn trở thắc mắc kêu gọi rồi cũng chả đi tới đâu, nhưng chẳng lẽ im lặng. Thôi thì cứ kêu, và cứ làm theo cách mình nghĩ là đúng đắn nhất mà không "nghịch chuẩn"

    Trả lờiXóa
  5. Ra trường và chọn được trường tương đối ưng ý bây giờ phải tính từ "chục triệu" trở lên Gió ơi. Thực tế đấy. Cô giáo trẻ nản là phải.

    Trả lờiXóa
  6. Nhớ cái ngày còn mang tà lỏn chạy rông, trong dân gian đã có câu "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Xin lỗi cô, nhưng cái thời điểm chuẩn vào sư phạm chỉ là một cái trứng vịt to đùng, có đăng ký là có đậu, nên những đầu óc đậu (bã đậu) ngày đó, giờ là lãnh đạo ngành quan trọng nhất của một đất nước, thì lấy đâu ra "chuẩn" khi chính họ không có "chuẩn".

    Đáng buồn thay một đất nước trẻ, tài năng lại được sự dạy dỗ của những con người "nối ngôi" như thời phong kiến. Con đố cô giáo chen chân vào được mấy cơ quan đó, dù cho cô có là giáo sư tiến sĩ đi nữa.

    Đáng buồn thay, nhân cách con người lại được dạy dỗ bởi những con người mặt dày mày dạn, đầu rỗng tuếch mà cứ suy nghĩ những điều "cải cách", ờ thì cứ cãi đi để rồi bị cách chức. Nực cười khi đọc những phát ngôn "động trời" của các vị.

    Thôi thì cô trò ta cứ đóng cửa bảo nhau thôi. Các cô hãy vì tình yêu dành cho thế hệ mai sau, tình yêu với nghề để dạy cho học trò của mình những chuẩn mực, trước hết là về nhân cách, để mai sau họ không áp đặt cái chuẩn "dưới chuẩn" cho thế hệ kế tiếp.

    Đời học sinh của con cũng đã trải qua những đắng cay của hệ luỵ giáo dục. Con rất kính trọng những thầy cô đã dạy dỗ con, nhưng con cũng căm thù những con sâu trong ngành giáo dục đã làm con mất hết hứng thú và niềm tin vào sự học.

    Đời dạy con nhiều điều hơn nhà trường dạy, cô ạ!

    TF

    Trả lờiXóa
  7. thefallqm's còn nhớ và kính trọng những người thầy cũ của mình , cô tin rằng nhà trường ít nhất cũng dạy em được lòng biết ơn _ đó là nền_ phải không ? Dù GD có còn nhiều điều để bàn , để nói, để xây dựng vẫn không thiếu đâu đó những người thầy hết lòng vì HS thefallqm's ạ vì thế cả cô và em vẫn có quyền hy vọng chứ nhỉ ?

    Đường cô đi sẽ ngắn hơn em nên hy vọng cô sẽ ngắn hơn nhưng cô vẫn hy vọng .Cám ơn chia sẻ của thefallqm's

    Trả lờiXóa
  8. Một vài chục triệu để mua một chỗ ngồi! một vài triệu để mua một điểm số, Một vài triệu để mua sự quan tâm săn sóc đặc biệt,... Khi thước đo giá trị được tính bằng tiền và các mối quan hệ chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều điều. Không chỉ riêng giáo dục. Ngành nào cũng vậy thôi. Những người mới ra trường như bọn em không còn biết lấy cái gì để tin nữa.

    Trả lờiXóa
  9. Hãy tin đâu đấy trong cuộc đời này vẫn còn người tốt , còn điều tốt và chừng mưc chọn cách sống để không làm mình bất an em ạ

    Trả lờiXóa
  10. :( entry buo^n`...

    em phát hiện chị Gió giờ này chưa ngủ nhé ! 2 giờ rồi chị ngủ đi thôi..
    Hugs

    Trả lờiXóa
  11. Hehhehe, lâu lắm mới thấy Gió đợi ..... nhè ông Nguyễn Hải Châu mà đợi nữa chứ hhehehhe

    Trả lờiXóa
  12. Không phải đợi đến khi ra trường mới thấy cái phũ phàng của thực tế. Cũng như comment của cô ở trên, "đâu đấy trong cuộc đời này vẫn còn người tốt"; trong vài chục thầy cô của HXV, chỉ còn động lại trong đầu một hoặc hai hình ảnh đẹp của tình thầy cô đối với học sinh của mình. Cũng chính vì vậy mà tất cả những trân quí đều giành cho những hình ảnh hiếm hoi ấu.

    Trả lờiXóa
  13. GD...đề tài bàn cãi mãi vẫn không xong!
    Những tâm tình ở trên không biết có đến được tay những người "cõi trên" không đây!

    Trả lờiXóa
  14. Tiền không phải là tất cả, nhưng có tiền sẽ có tất cả., Haizzzzzzzzzzz.....Kiến thức nhiều hông bằng tiền nhiều.... lại haizzzzzzzzzz

    Trả lờiXóa
  15. Chuyện dài nhiều tập , cứ mỗi lần ai nói ra thì lại thêm buồn chán , ngành nào, nghề nào, bây giờ ai đụng tới cũng phải là TIỀN hết . Đòi tiền một cách trắng trợn , công khai là....chuyện thường ngày ở xã hội này

    Trả lờiXóa
  16. Gió à , em đọc entry này trong tâm thế người trong cuộc , xin nói với chị và qua chị gởi một lời đến với những người trẻ đã ( đang ) chịu ( trót) mất tiền cho "cuộc chơi cơm áo" : có những cái không mua được bằng tiền thì mua được bằng ...nhiều tiền ...
    Nhưng ...
    những thầy cô giáo chịu "mất tiền" để không mang tiếng "mất dạy" sẽ "tính sổ" lại với ai ? Cuộc đời hay chính học trò mình ...Cho nên mới có những người hôm nay tính tiền với các thầy cô giáo mới ra trường ...vì trước đây họ đã là nạn nhân ...vòng trôn ốc của sự bê tha là đó ...
    Ngày em xin về lại quận nhà sau 9 năm cày sâu cuốc bẩm ở TĐ ,em đã ném vào mặt người tổ chức một câu :Tôi không có tiền để đưa cho anh 2 cây , mà nếu có cũng không đưa ...tôi đưa anh hai cây thì tôi sẽ lấy lại từ nơi con , cháu anh 20 cây ...
    Và em định tiếp tục cày nát con đường Cầu Gò Dưa ..May , cũng còn may , đời còn có những người không mua được bằng tiền , họ nhận em về , không nhận cả một lời cảm ơn ...
    Và bởi ơn họ quá lớn , em cố gắng không làm mình xấu đi ...Dù bây giờ đã ngồi được ở một cái ghế cho mình điều kiện "tính món nợ trăm năm với đời" Gió à !
    Yêu chị hơn qua entry này và chia sẻ với chị cái ôm ...đồng nghiệp ơi !

    Trả lờiXóa
  17. Các ông quan trong ngành giáo dục có bao giờ hỏi nhau tai sao người ta gọi các cháu đi du học là "tị nạn giáo dục" không nhỉ?
    Nếu ngành giáo dục đất nước là một file trong hệ thống thì xem ra lỗi hệ thống chứ không phải lỗi một file. Tin rằng thế hệ tương lai sẽ điều chỉnh được?

    Trả lờiXóa
  18. hhihii.. hồi nãy qua anh Hoàng đọc 2 entry về chuyện GG và giờ cũng GG... chị thì nghĩ mấy ông nhà mình cứ thích cải tiến, cải tiến thành lùi.. rồi bỏ lửng. Hồi ở Yahoo thấy anh CN cứ trăn trở mãi với chuyện GG chị hay chọc: trăn trở làm gì cho mệt anh, viết cái gì nhẹ nhẹ đọc cho dễ chịu.. còn những chuyện đó trên trời hông à.. Một cái nếp đã hình thành từ lâu, có tiền bỏ ra là con được học trường điểm, một cô giáo ra trường muốn gần nhà thì có nhiều bác Hồ là được... hichic.. bởi vậy những gia đình khá giả mới cho con "tị nạn giáo dục". Ôi, chuyện GG, chuyện học hành nói hoài không "tiến bộ" được Gió ui!

    Trả lờiXóa
  19. Chị à , Giáo Dục hay Giáo Già ??? hehe . Bắt quả tang chị bị lậm Giáo Già rùi nghe

    Trả lờiXóa
  20. đọc và hiểu thêm về nền giáo dục quê nhà cám ơn Bạn .

    Trả lờiXóa
  21. Ôi, chuyện GG, hehhehehe gõ chữ GG nó dễ ...... thương hơn GD Hà héng.

    Trả lờiXóa
  22. giờ gõ lại nè... hết lậm GG rồi.. kakkkka...

    hhihii.. hồi nãy qua anh Hoàng đọc 2 entry về chuyện GD và giờ cũng GD... chị thì nghĩ mấy ông nhà mình cứ thích cải tiến, cải tiến thành lùi.. rồi bỏ lửng. Hồi ở Yahoo thấy anh CN cứ trăn trở mãi với chuyện GD chị hay chọc: trăn trở làm gì cho mệt anh, viết cái gì nhẹ nhẹ đọc cho dễ chịu.. còn những chuyện đó trên trời hông à.. Một cái nếp đã hình thành từ lâu, có tiền bỏ ra là con được học trường điểm, một cô giáo ra trường muốn gần nhà thì có nhiều bác Hồ là được... hichic.. bởi vậy những gia đình khá giả mới cho con "tị nạn giáo dục". Ôi, chuyện GD, chuyện học hành nói hoài không "tiến bộ" được Gió ui!

    Trả lờiXóa
  23. Chắc lúc đó Hà buồn ngủ.. mà tại chắc nhớ GG nữa... kakkkka...

    Trả lờiXóa
  24. Chời ơi. Viết gì cho nhẹ đi. Sao cứ nặng nề mãi vậy

    Trả lờiXóa
  25. Chị ơi biết nói sao bây giờ con cháu mình đã mất niềm tin quá nhiều,bạn của con em vừa tốt nghiệp sư phạm Qui-Nhơn loại giỏi nhưng cháu cầm tấm bằng loại giỏi đó đi xin việc vẫn thất nghiệp chị ơi ,dù cháu xin cả những trường xa lơ xa lắc.

    Trả lờiXóa