Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Cái roi....


Tháng tư gần qua …thấp thoáng đâu đó trên những con đường tôi qua mỗi ngày là cái nhìn tinh khôi của những chùm phượng đỏ đầu mùa . Mùa hè đến , mùa thi về …bắt đầu những ngày chạy nước rút …. Một số cô giáo trẻ trường tôi than vãn : “Gần thi rồi mà mấy đứa nhỏ nó lười quá cô ơi …lười mà còn lì nữa, nói riết không nghe … mà chẳng dám la mắng hay đánh roi nào ” . Tôi cười nói đùa …“Cứ đánh đi rồi …mai thành người nổi tiếng”. Dạo này cứ giở tờ báo nào ra là cũng ngán ngẩm vì những hiện tượng không vui của ngành .Có hôm mẹ tôi bảo : “Đọc báo thấy học trò bây giờ sợ quá ,con nói với con út đứa nào học thì học không học thì thôi đừng la mắng, khẻ tay nó mà mang họa đấy…” .


Bạo lực bây giờ xảy ra khắp nơi : sân cỏ cũng có bạo lực , bến xe cũng có bạo lực, hội hè cũng có bạo lực , đường phố cũng có bạo lực …nhưng bạo lực trong nhà trường lại là hiện tượng bất thường , một hiện tượng đau lòng một nỗi nhức nhối của xã hội .Hiện tượng thầy đánh trò ,trò đánh trò …rồi đến cả trò đánh thầy nghe cứ rát cả tai …nghe cứ đau cả lòng . Bao nhiêu năm làm nghề chưa bao giờ tôi có cảm giác xót xa nghề mình như thế …


Có hôm vào một trang blog của một bạn trong friend list , thấy một bài viết có hình một cô giáo đang nhéo tai một học sinh , bên cạnh là những học sinh khác có lẽ đang chờ đến phiên mình … một hình ảnh đúng là phản cảm được chính các em chụp lại để làm bằng chứng tố giác cô giáo mình ..Tim tôi cứ nghẹn lại . Tôi nhìn bức ảnh … cô giáo chắc phải giận lắm , hành động của cô bây giờ là hành động của sự tức giận không kềm nén được thế kia mà … Tôi tự hỏi : Các em đã làm gì để đến nỗi cô giáo mình phải nổi cơn như thế …chắc chắn không là chuyện bình thường … ngay cả việc dám chụp lại hành động xử phạt của cô cũng cho thấy học sinh bây giờ khác hẳn cái thời những người cùng lứa với tôi đi học .



Vâng , mọi cái bây giờ đã quá khác …những đổi khác không thể không có nhưng những đổi khác xấu đi là vấn đề ta cần suy nghĩ . Tôi chợt nhớ những cái roi thời mình đi học .


Ngày học lớp mẫu giáo ở ngôi trường của các soeur tôi đã nhìn thấy những cái roi mây dài đánh thẳng xuống tay những đứa trẻ không tập trung trong giờ học là tôi và bạn bè tôi thời ấy .Các soeur cũng không ngại ngần nhéo những cái tai non nớt mong manh của chúng tôi để lại những vết đỏ như son hay tím bầm rướm máu . Tôi nhớ những cái khẻ tay của người thầy dạy tôi năm tiểu học , những cái quất nện xuống mông đám con trai làm tôi xanh cả mặt . Tôi nhớ thầy Chu Ngọc Thủy _ giáo sư nổi tiếng môn Sinh vật của Saigon ngày ấy và những cái khẻ tay không nhân nhượng của thầy với cả những tu sĩ học cùng lớp với tôi năm thi Tú Tài II. Nhưng chưa bao giờ tôi bắt gặp sự phản kháng của bọn trẻ chúng tôi với những cái roi của thầy cô , chưa bao giờ tôi thấy một sự phản kháng nào của một phụ huynh học sinh với giáo viên đã xử phạt con mình thời ấy. Và tôi chắc rằng, không có đứa học trò nào ngày ấy, bây giờ nhớ lại những “cái roi” để giữ lòng thù hằn với thầy cô của mình, chưa kể, không ít người mang ơn những cái roi một thời như những lời nhắc nhở , như cái dắt tay giúp họ thành người .


Cái roi … tôi cho rằng thời nào cũng thế…nhưng những cái đánh xuống thì hình như không còn mang cái giá trị của sự bảo ban , nhắc nhở như ngày xưa nữa…nó được thay bắng một cụm từ giống một “cái roi” khác chua chát hơn đánh vào cái tâm người thầy :“vi phạm nhân cách học sinh” . Đôi khi tôi cứ tự hỏi : Thật ra thì vị trí người thầy bây giờ là ở đâu ? Nếu chỉ ở trên bục giảng thì người thầy chỉ là “người thợ _ thợ dạy”_. Nếu ở dưới bục giảng thì người thầy chỉ là người bán chữ …mà xem chừng món hàng bán ra sòng phẳng đến đau lòng . Người đi dạy chỉ là “người thầy” khi bản thân họ đúng là thầy và khi họ thực sự được tôn trọng như một người thầy.



Nói thế không hẳn là tôi ủng hộ việc giáo dục bằng đòn roi …Nói thế không phải tôi bào chữa cho một số thầy cô dùng cái roi như một phương pháp giáo dục, như một cứu cánh cho sự bất lực của mình. Nói thế chỉ là tôi muốn nhắc lại rằng đã từng có nhiều thế hệ trưởng thành từ những “cái roi” ấm áp tình yêu thương, những cái roi mà xã hội chấp nhận như một lời giáo huấn : “thương cho roi cho vọt” hay “đòn đau nhớ đời” .Nói thế để thấy rằng khi người thầy giơ cái roi lên không bởi những áp lực , không bởi cơn giận quá độ và khi nện cái roi xuống nó trở thành cái đánh từ lòng yêu thương tôi tin rằng đó là những “cái roi” nhân bản và đầy tính giáo dục …mặc dù nếu không phải dùng đến cái roi vẫn là tốt biết bao .


Không biết có phải là quá không khi tôi cho rằng hình như chưa bao giờ lại có một thế hệ học trò “phát huy cái quyền” của mình cao độ đến … đáng lo như bây giờ … và cũng chưa bao giờ lại có một thế hệ người thầy ngơ ngác vì bị tổn thương như hiện nay .Khi người ta nói đến cái quyền quá nhiều với lũ trẻ , khi người ta gán cho những cái roi , những lời la mắng là “vi phạm nhân cách” với những con người đang được học “thế nào là nhân cách” mà quên dạy chúng biết thế nào là trách nhiệm của mình đối với bản thân, đối với thầy cô ,với cha mẹ ,với cộng đồng thì quả là sai lầm …và cái hậu quả chính xã hội này sẽ phải gánh chịu.


Có lẽ nên có một cái nhìn khác trong cách giáo dục bọn trẻ .
Có lẽ nên có một cái nhìn khác về vai trò người thầy trong mối quan hệ với học trò , với xã hội hiện nay …
Hãy trả lại người thầy cái chỗ đứng của họ trong ánh mắt tôn kinh của học trò , trong sự tôn vinh thật sự của xã hội chứ không chỉ là những mỹ từ nổ như pháo hoa trong ngày 20 tháng 11 hàng năm .


Hãy trả cho “cái roi” giá trị thực sự của nó _ cái giá trị khởi đi từ cái bắt đầu giơ lên của chính người thầy. Và người làm công việc giáo dục chỉ thực sự xứng đáng đứng vị trí của mình khi chính mình hiểu hơn ai hết cái giá trị thật sự của “người thầy” trong ánh mắt của đám trẻ nhỏ kia.


Trong số những học sinh từng chụp lại những bức ảnh nhằm tố cáo hành vi của cô giáo mình , những học sinh đã từng vung tay đánh lại thầy mình để phản kháng những cái roi … có thể sẽ có những em rồi sẽ làm thầy sau này …. Mong rằng khi ấy các em sẽ hiểu hơn tấm lòng của những người thầy đã từng bị quất lại bằng những “cái roi” còn đau gấp ngàn lần cái roi họ từng cho các em với ý định tốt đẹp .


“Lương sư hưng quốc” _ Tôi nhớ cái tấm biển đỏ khắc chữ vàng nằm trang nghiêm trong phòng giáo viên ở ngôi trường cũ … Có lẽ bây giờ ngay cả những “lương sư” cũng chừng như chỉ biết thở dài…

Tháng tư sắp qua …mùa hè đầy nắng ….

91 nhận xét:

  1. hehe hồi nhỏ em cũng bị oánh hoài :)

    Trả lờiXóa
  2. khó lắm, bạn ơi, cứ đà này coi chừng hy sinh vài thế hệ trẻ nữa mới may ra.. làm lại được.

    Trả lờiXóa
  3. Ai cũng bị mà CTS không bị mới lạ à nghen !!!

    Trả lờiXóa
  4. Có phí quá không nhỉ ? Vài thế hệ trẻ nữa thì ...đất nước lâm nguy thôi

    Trả lờiXóa
  5. thì đang nguy còn gì. những gì mọi người mới nghe là ở trên báo thôi. nếu nghe được từ miệng học sinh bảo đảm mọi người sẽ rất hoảng.

    Trả lờiXóa
  6. Đó là những điều đáng sợ : Học trò đánh thầy, học trò đánh học trò, học trò bàng quang trước cảnh bạn bè đánh nhau…Và khi học đường không còn là nơi có môi trường tốt đẹp để các em học lấy những điều hay lẽ phải, khi hàng ngày trên mặt báo đưa tin những hình ảnh phản cảm trong học đường nhiều hơn tin người tốt việc tốt…thì quả là một điều đáng sợ cho chúng ta.
    Lỗi ở đâu?

    Trả lờiXóa
  7. Thế thì chắc tôi phải tập dần với những "cái roi" nện xuống người thầy ...bởi tôi đang hoảng lắm rồi ... Khi ta nói đến mối nguy cơ của xã hội , của đất nước khởi đi từ giáo dục là ...ta đang nói đến sự hưng hay suy đấy hoangmycake nhỉ ...?

    Trả lờiXóa
  8. Xin mời các bạn trả lời câu hỏi quá hay này hộ Gió !!!

    Trả lờiXóa
  9. Cái gì cũng có mặt trái của nó.

    Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền đã giúp nhân loại tiến những bức ngàn dậm, nhưng
    nếu chỉ vin vào đó để rút ra 1 phần về các quyến / rights / droits mà quên các bổn phận / duties / devoirs thì ..

    XÃ HỘI BĂNG HOẠI

    Nhà nước đòi QUYỀN CAI TRỊ dân mà quên BỔN PHẬN LO CHO DÂN

    Học trò đòi QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG khi chúng chưa làm tròn BỔN PHẬN VỚI BẢN THÂN, THẦY CÔ, CHA MẸ, CỘNG ĐỒNG

    Trước khi đòi QUYỀN thì phải chu toàn BỔN PHẬN / TRÁCH NHIỆM
    Việc này cần được thực hiện từ trên xuốn dưới

    NHÀ NƯỚC PHẢI LÀM GƯƠNG !

    Trả lờiXóa
  10. Vâng , đồng nghĩa là người lớn và người làm lớn phải "làm gương" .... Không chỉ là "làm gương" mà phải "làm" ..làm thật sự , làm ra trò thì cái trách nhiệm và bổn phận mới cân bằng được , mới có cái , có cách , có thể dạy bọn trẻ ra trò , ra người được phải ko ạ

    Trả lờiXóa
  11. Đúng thế Gío ơi.
    Làm gương tức phải là trước, làm nghiêm túc

    Nhà nước là mọi thành phần trong guồng máy PHỤC VỤ PHÚC LỢI QUÊ HƯƠNG XỨ SỞ !

    Nhà nước = nước nhà;
    nên ngay cả những tư chức, công nhân viên, thương gia, doanh gia, , nông dân sinh viên, học sinh phải hành sử thiên chức của mình một cách đúng đắn, phải biết tự trọng, trau dồi khả năng để hưng phục giang san.

    Trả lờiXóa
  12. Ngày trước đi học em rất sợ thầy cô giáo, có lẽ không phải do cây roi mà do trong nghiêm khắclại có tình yêu thương thật sự của các thầy cô dành cho học sinh,và thầy cô luôn có cái Tâm trong từng lời giảng.......khi ấy dù học sinh có cá biệt cách mấy cũng luôn cúi đầu chào thầy cô khi gặp
    Sau này thật sự có vài người thầy làm em mất đi lòng kính trọng vì đã để mất đi cái Tâm của người thầy, bao thủ thuật khôn khéo cũng chỉ để các em buộc phải học thêm ở nhà thầy, nếu không cứ phải lên bảng chào cờ với những câu hỏi hóc búa mà chỉ những ai đi học thêm thầy mới có thể làm được.....
    Dẫu không để lộ ra ngoài nhưng thật sự em mất đi lòng tin đối với các người thầy ấy.......

    Trả lờiXóa
  13. Đúng là bây giờ có những người thầy chưa ra thầy ...họ chỉ là thợ dạy thôi L ạ . Và ta đành chấp nhận những con người chưa hoàn chỉnh trong cái tập thể cần phải hoàn chỉnh kia ... Thầy thì dạy , thợ thì bán ... mà cái gì bán rồi sẽ cạn dần L nhỉ . Ta tin cuộc sống còn những người thầy tốt . Chỉ lo rằng chính cái thế hệ trò chẳng thành trò hiện nay ...liệu có thể thành thầy ko thôi ...

    Trả lờiXóa
  14. Rất đang cần những người thế này đấy anh CB...

    Trả lờiXóa
  15. Thầy cô giáo bây giờ thành ra bị lép vế chị ạ . Bên em cũng thế , học sinh bây giờ không như ngày trước nữa cãi đánh lại thầy cô , bên em có thầy hiệu trưởng 1 trường phải tự tủ vì lỡ tay tát học sinh . Càng nghĩ càng buồn tự do quá trớn ,cái nghề trồng người này đâu phải dễ phải không chị ?

    Trả lờiXóa
  16. Chị phân tích sâu sắc và có cái nhìn cân bằng, một điều dễ bị thiếu trong nhiều bài báo hiện nay. Thật đáng buồn cho cả thầy lẫn trò, chị nhỉ.

    Trả lờiXóa
  17. có câu: THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN. trẻ con đang biếtvà tận dụng cái loạn của cha mẹ, của thầy cô, của các cấp cao hơn, và cứ nghĩ đến con cái của những học sinh mà ta đang nói đến là đã đi tong một thế hệ nữa rồi.

    Trả lờiXóa
  18. Hình ảnh cây thước kẽ, cái roi nhỏ mà ngày xưa thấy cô dùng để răn đe học sinh tuy là bọn Zip ngán nhưng chưa bao giờ xem đó là "biểu tượng bạo ực'. Nay nhớ về vẫn thấy ấm áp.

    Không hiểu nền giáo dục trong bối cảnh xã hội chung nhiễu nhương bây giờ đang đổ dốc đến đâu nữa!

    Trả lờiXóa
  19. Entry của Chị em thấy tâm đắc quá, vì từ lâu em cũng muốn viết một cái gì đó về vấn đề này. Em thấy xã hội/một số phương tiện truyền thông ngày nay có một cái nhìn không đúng lắm (hay là họ không hiểu lắm) về học trò ngày nay, khi có một giáo viên nào dùng roi vọt (hoặc một hình thức trừng trị nào khác)để răn đe học trò thì họ la ùm lên, họ lên án (đôi khi dùng những từ ngữ khá cai nghiệt) nhưng họ có biết đâu học trò bây giờ không giống như những học trò của họ thời ngày xưa, nó cực kỳ hư và khó dạy. Chính những lời hô hào/lên án một cách chủ quan đó làm cho những cô cậu học trò lầm tưởng là mọi người lúc nào cũng đứng về phía chúng từ đó mới có những tấm hình như thế được truyền tải trên mạng để "tố cáo" thầy cô giáo của mình. Một người là giáo viên nói với em là khi tiếp phụ huynh sợ nghe nhất là câu: "Trăm sự nhờ Cô", trăm sự nhờ cô sao được khi cô gặp học trò có 5-6 tiếng/ngày trong khi thời gian còn lại là của gia đình quản lý !? Câu hỏi: "Lỗi ở đâu" là cả một câu chyện dài chưa có hồi kết.
    Khi em dạy mấy nhóc nhà em, lúc thương thì rất thương nhưng lúc cần dùng roi thì em cũng "xử" tuốt. Câu nói thương cho roi cho vọt vẫn còn đúng khi mình biết dùng cho phù hợp.

    Trả lờiXóa
  20. Một con sâu làm rầu nồi canh. Hôm trước chị có xem hình ảnh cô giáo béo tai học trò, còn một hình ảnh nưã, dùng từ để diễn tả cũng thấy xấu hổ, thế mà cô giáo vẫn làm được đấy... giáo dục ngaỳ càng xuống cấp, học trò nhảy lầu tự tử, trò đánh thầy, trò đánh trò... bàng quang nhìn nhau... ôi chao đủ chuyện. Có một điều khẳng định: Cái roi bây giờ không phaỉ là cái roi của ngaỳ xưả ngày xưa nưã... trồng người cho cả một thể hệ mai sau... khó thật đấý! Nhưng hy vọng vẫn còn nhiều những tấm lòng đầy nhiệt huyêt của của thầy cô!

    Trả lờiXóa
  21. Ngày mai, có thể là ngày mai, em sẽ lên tiếng về vấn đề này, còn hôm nay muốn còm cho Gió quá nhưng chỉ dám trích lại một bài đã đăng trên Tuoi TRe Online, cảm ơn Chị đã viết entry này, giá mà em vào đọc sớm thì em đã giới thiệu chị cho Báo TT rồi , xin lỗi Gió ...Dưới đây là bài của em , hơi dài mong Chị và các bạn thông cảm :
    "Trong gia đình bạn nếu chẳng may có một đứa con ngỗ ngược? Một thôi- bạn sẽ cảm thấy thế nào? chắc chắn là như ở địa ngục. Một lớp học có tới gần 30 học sinh - giống như một gia đình có 30 đứa con từ hư vừa cho đến hư ...hỏng, bảo bạn phải bình tĩnh, phải ngọt nhạt, phải sư phạm, và luôn luôn khoan hòa thì chúng tôi e người đưa ra những khuyên buộc này hoàn toàn có vấn đề về ..tâm thần. Thầy cô giáo ngày hôm nay được giao quá nhiều trọng trách, những trọng trách mà cha mẹ và xã hội buộc phải gánh thì lại có thể viện ra hàng trăm lý do để ...từ chối trách nhiệm của mình. Thầy cô giáo, vì trót mưu sinh bằng nghề, thì buộc phải gánh cái gánh đó gấp đôi, thậm chí gấp ba. Giáo sư Văn Như Cương - trong một bài viết của mình trên tuần san SGGP Thứ Bảy gần đây đã nói : Ta nhân đạo với 1-2 học sinh càn rỡ là bất nhân với hàng ngàn học sinh còn lại. Bởi hàng ngàn em tử tế, đàng hoàng kia sẽ không cảm thấy an toàn khi cái ác nhởn nhơ và được bảo bọc bởi cái vỏ nhân đạo mà lúc nào đó , gọi chính xác là "mị dân". Những em học sinh càn rỡ, không còn muốn đến trường, hoàn toàn muốn biến sân trường thành ...chiến địa. Mọi điều phải quấy dành cho các em đó, tình thương để cảm hóa là điều mà chúng thật sự không cần. Bởi cái chúng cần là một gia đình ấm êm, cha mẹ chăm sóc, quan tâm, đàng hoàng đã không có. Cái chúng cần hơn nữa là một xã hội trật tự, nghiêm cẩn trên ra trên, dưới ra dưới, những điều luật mà vi phạm ắt phải phạt chứ không thể dàn xếp bằng tiền được...đều không có, vậy thì những điều khác, thảy đều là số không. với chúng. Quốc hội vừa họp bàn để cuối cùng vẫn phải duy trì án tử hình trong điều kiện nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, ắt cũng đã thấu lẽ có những người mà họ buộc phải loại trừ ra khỏi cộng đồng dân cư vì quá nguy hiểm cho người khác. Hình ảnh vị cô giáo tát tai học trò là một hình ảnh rất không đẹp, nhưng mấy ai biết, dù không phải là biện minh, cô giáo ấy, ngày ngày phải chăn dắt đàn con ...hư hơn 30 đứa đã phải chịu đựng những gì? Kết tội, phê phán, đó là việc quá dễ, nó gần giống như ném đá vào một người không quen mà mình chỉ nghe thiên hạ gào la là có tội, thế là ném. Mà quên mất rằng, trong bất cứ một hành vi xã hội nào cũng có cộng đồng trách nhiệm. Ta đã đánh mất nhiều thế hệ cho việc giáo dục nhận thức làm người nên mới có hệ quả hôm nay, tiếp tay lên án giáo dục là chỉ làm động tác bứt cái ngọn để tiếp tục xoa dịu nhau, còn cái gốc đã bắt đầu sâu bệnh thì sao? "

    Trả lờiXóa
  22. À,mẹ em cũng dặn em và chị em y như mẹ chị dặn chị và cô Út Gió à..Dặn là một chuyện, mình có làm được và có đành đoạn làm được không việc " kệ nó" thì phải xem lại...há Gió , hic !

    Trả lờiXóa
  23. Hệ quả của điều này đang lộ dần đấy hoaloaken ạ

    Trả lờiXóa
  24. Hôm qua chị bảo rằng ..nếu có một cuộc đời khác chị sẽ ko chọn lại nghề dạy học dù chị đã có một cuộc đời yêu nó thiết tha.... thế đấy

    Trả lờiXóa
  25. Bạn làm tôi sợ thật đấy ... Nó ko là chuyện nói đùa ..nó là hệ quả đấy ..

    Trả lờiXóa
  26. Zip nghĩ xem có còn chỗ nào để đổ dốc nữa không ?

    Trả lờiXóa
  27. À há ...chị cũng từng nói như thế đấy ...Cô giờ cũng đủ trăm sự đổ lên đầu rồi ... toàn cái chua cay từ tứ phía ...và đau hơn là từ chính những HS thân yêu của mình . Tự nhiên nhớ câu ..." Trọng thầy mới được làm thầy "...và tức cười !!!

    Trả lờiXóa
  28. Những thầy cô ấy cũng có biết bao nỗi niềm chị ạ ... Ta cứ thử nhìn lại thực trạng trò bây giờ đi ...sẽ thấy người thầy có bao áp lực ... Họ cũng là người với đủ thứ cảm xúc ...Và nếu họ chấp nhận cho qua mọi lỗi lầm của học trò ...để tự bảo vệ cho mình ...Nó là sự an toàn vô lương tâm nhất ... Và cái đau của xã hội sẽ còn hơn bây giờ nữa ... Tấm lòng nhiệt huyết cũng cần đất sống chị ơi ... Đó là điều chắc chắn

    Trả lờiXóa
  29. Đồng nghiệp cưng ạ
    Thêm một cái com dài với những nỗi niềm ... Mấy ngày bị ốm , chị ko vào mạng , chỉ loay hoay công việc và những tờ báo . Lòng bức bối , chua xót, thương đồng nghiệp , thương mình ...thương cả cái thế hệ học trò bây giờ lơ ngơ trong vũng bùn ngọt ngào ...

    Ta đang là "thầy" hay "thợ" hả MM . Thợ hay Thầy ko chỉ từ ta ... phải ko ? Chị cũng nói với mẹ chị : Nếu thế thì xin nghỉ dạy cho lòng nhẹ nhàng hơn ... Phải là lòng sẽ nhẹ hơn ko nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  30. Hỏi - tức là , trong một số trường hợp và ở đây - đã trả lời ...
    Riêng em, trong nhiều trường hợp mà em biết : có những người vào sư phạm hình như không phải nhầm nghề mà là nhầm chính họ Gió à ...
    Cảm ơn Chị, hôm nay có thêm từ mới "đồng nghiệp cưng" , thích quá , hihi !

    Trả lờiXóa
  31. nền giáo dục ở VN hiện nay đang được xây trên một nền tảng .. không có chân ... nó đang mất phương hướng, hết sức lộn xộn. Trong điều kiện như thế, các hiện tượng đau lòng xảy ra ngày một nhiều là lẽ thường thôi

    Trả lờiXóa
  32. chả lụa ăn với bún thang ...
    còn ông giáo dục biết đàng nào bơi
    chương trình nay đổi mai dời
    càng cải ... càng rách tả tơi, sai hoài
    thước đo bằng cấp là ... chai
    thày trò một lứa, thi tài, học mua
    trường em sạch đẹp bốn mùa
    thoảng hương ... toa lét, gió lùa ngất ngây
    giáo .. điều, dục ... phát lắt lây
    tối thui, tối thủi thế này .. về đâu
    :((

    Trả lờiXóa
  33. Thì cũng có những cái giáo dục làm được đấy chứ HM ... chỉ là cái mặt dạy người thì đáng lo thật đấy . Một mình GD cũng ko làm gì được, trách nhiệm của toàn xã hội nữa chứ ... Cái quan trọng là con đường đi ...GD chưa tìm thấy con đường thực sự

    Trả lờiXóa
  34. thì vì nó được xây trên một cái nền ... không có chân mà .. xây chỗ này, lún chỗ kia, cứ phải chắp vá mãi mà vẫn không ra làm sao .. :))

    Trả lờiXóa
  35. Nghiêm khắc cũng là tốt chị à, bố em cũng là giáo viên

    Trả lờiXóa
  36. Hồi còn bé do lười học và nhịch ngơm Bu bị thấy cho ăn đòn roi và quỳ vỏ mít. Nay gặp lại thầy Bu không thù oán lại còn kính cẩn thương yêu. Những trận rôi xưa kia đã thành kỉ niệm của một thời. Ngày nay không dùng roi với học sinh thì đạo đức nhà trường xuống cấp như bạn mô tả vậy thì vì sao??? Ai trả lời câu hỏi này đây ??

    Trả lờiXóa
  37. Đáng P lẽ phải có mấy cái còm dài đọc bắt ... chán chê luôn, nhưng dạo này nhiều việc phải làm quá nên ... tha cho chị Gió :) Đề tài hấp dẫn, bài chủ lôi cuốn mà hông còm được thì uổng đời ... blogger quá :). Cám ơn chị cho đọc một bài hay về một đề tài cũng hay không kém.

    Đúng như chị viết, trách nhiệm là của toàn xã hội, nhất là của từng cha mẹ và giới lãnh đạo. Khi cái khung của xã hội lỏng lẻo, có quá nhiều bất công hiển hiện trước mắt đám học sinh thì trách sao chúng mất định hướng, mất niềm tin vào người lớn.

    Ở Đức, hay nói chung ở Âu Châu, không có sự hiện hữu của cây roi, bẹo tai, tát tai gì cả. Hình phạt cao nhất là gửi thư phàn nàn về cho cha mẹ hoặc tại chỗ thì đuổi học sinh ra đứng trước cửa lớp vài phút. Thế nhưng có thể nói đại đa số học sinh Đức xử sự đàng hoàng với người dạy, dù có thể không ưa thầy này, cô kia, trong khi ở đây người ta quan niệm "thợ chữ" nhiều hơn là "thầy dạy".

    Vậy tại sao ở đây không có những vấn nạn như bài chủ của chị Gió nêu ra, trừ vài trường hợp ngoại lệ rất ư là hiếm hoi? P nghĩ, câu trả lời nằm ở khung xã hội. Đức là một xã hội phát triển, trọng đạo lý về nhân quyền, về tự do, về công bằng xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính phủ là giữ gìn tối đa sự công bằng trên mọi lãnh vực của xã hội, nhất là về giáo dục, thăng tiến cá nhân.

    Khi cái khung bánh tốt, đẹp, những cái bánh được làm bởi cái khung này sẽ dễ dàng trở thành tốt và đẹp. Đơn giản thế.

    Trả lờiXóa
  38. Hồi nhỏ em hầu như không bị đánh vì em là học trò ngoan. Nhưng em luôn nhớ hình ảnh các cô giáo lăm lăm cây thước gỗ trong tay, mắt sòng sọc nhìn lũ học trò, quát tháo bằng những từ ngữ kinh khủng. Cô mà giận thì cô bắt xòe tay ra đánh và các bạn khóc ré lên, các bạn quá lì trơ mặt nhìn cô thì cô đánh như trả thù đến khi gãy cả thước. Có những ông thầy sẵn lòng đập đầu học sinh vào bảng vì tội quá ngu không giải được bài toán thầy ra. Những điều đó làm em không bao giờ muốn đi học thời tiểu học và mỗi ngày đến trường là một sự ép buộc. Thú thật em chỉ muốn quên đi và đừng bao giờ gặp lại những con người độc ác như vậy, vì họ đã làm tuổi thơ em mất đi sự trong sáng. Em phải học giỏi nếu không em sẽ bị làm thịt, dù em luôn là đứa thích học.

    Hồi em học ở trường đại học, có một cô giáo rất nỗi tiếng là khó, khó đến nỗi thi lại môn cô nhiều lần là bình thường, em cũng không ngoại lệ. Dĩ nhiên sẽ có một số người không thích cô, nhưng phần lớn đều không oán cô và rất tôn trọng cô, bởi đám học trò tụi em thấy được cái lòng nhiệt tình của cô, cái đòi hỏi cao của cô để bảo đảm sự hiểu biết đúng đắn trong môn học, cách làm việc hết sức nghiêm túc và công bằng của cô. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người thầy đổi tình hay vật chất gì khác cho những con điểm của mình, thì đương nhiên là không thể nào được học trò kính trọng. Đó là những chuyện cá biệt, còn những chuyện khác nằm trong giới hạn là "không sư phạm" xảy ra thường xuyên ở những đơn vị chạy theo doanh thu hoặc thành tích làm gì mà học sinh thời nay chúng không biết, thì tất nhiên sẽ tác động đến cái nhìn của chúng chị à.

    Vấn đề là những đứa trẻ nó rất dễ nghĩ theo cái kiểu ông A làm vậy, ông A là thầy, nên thầy nói chung sẽ làm giống ông A. Em nghĩ học sinh trẻ con nó học từ người lớn, nếu có một số đứa trẻ nó nó xui xẻo rót vào môi trường giáo dục ban đầu không thuận lợi và thêm điều kiện hỗ trợ của gia đình không tốt nữa thì có thể về sau nó có vấn đề. Nói chung, một đứa trẻ hư, lỗi là ở người lớn. Em nghĩ vậy.

    Nói thế thôi chứ trong chỗ em làm đa số sinh viên đều rất chăm chỉ và có tư cách, nên em tin rằng con người khi phát triển ý thức sẽ luôn cố hoàn thiện mình khi nhận ra mình chưa tốt chị à. Và làm sao xây dựng nhận thức này sớm và rõ ràng ở đứa trẻ bằng những phương pháp sư phạm nhất là việc của ngành GD. Hihi!

    Trả lờiXóa
  39. Không hẳn đạo đức nhà trường đi xuống là bởi có mặt hay không có mặt của cái roi đâu anh Bu ạ ... HS bây giờ không phải là HS của cái thời anh Bu hay Gió nữa ...Chúng năng động hơn , nhạy bén hơn, kiêu hãnh , ích kỷ hơn và khó dạy hơn . Nguyên nhân thì có nhiều : sự tiến triển của công nghệ thông tin một phần làm những văn hóa không lành mạnh, không thích hợp dễ đến với các em hơn , xã hội còn quá nhiều những điều chưa tốt được rêu rao hàng ngày được chính các em thấy và sống với nó đôi lúc trở thành thói quen mặc nhiên chấp nhận thậm chí đôi khi cái xấu chính là hình ảnh những người lớn chung quanh các em trong khi những tấm gương tốt thì hiếm hoi thậm chí khó thấy , giáo dục gia đình bây giờ lỏng lẻo đa số các em được cưng chiều , mọi mong muốn của các em đều dễ dàng được thỏa mãn , giá trị vật chất thì phủ phê trong khi giá trị tinh thần thì dường như ngày càng nhẹ tênh ...GD trong nhà trường thì còn nhiều bất cập ...cái xu hướng "học để thành tài" dường như được cả gia đình và nhà trường quan tâm hơn việc "học để thành nhân" , bên cạnh người ta lại xem cái quyền như cách để bảo vệ các em thái quá mà quên dạy các em về trách nhiệm với những gì chung quanh ... .... Vì thế người thầy bây giờ cũng nhiều áp lực hơn cái thời thầy của chúng ta làm thầy ... Có một điều đau lòng hơn là bây giờ sao quá nhiều những người thầy chẳng ra thầy ( đó cũng là một nguyên nhân làm hình ảnh người thầy trở thành bình thường thậm chí đôi khi tầm thường trong mắt bọn trẻ ) ... Tất cả tạo thành những hiện tượng đạo đức nhà trường như hiện nay .

    Hiện nay có một thái độ mà rất nhiều thầy cô chọn là :thờ ơ . Không la mắng , không đánh đập , HS học thì tốt , ko học thì thôi ...đó là một cách tự bảo vệ mình dù không ít người đau lòng với cái an toàn vô lương tâm đó ... Nhưng sao bây giờ nhỉ .., người thầy bây giờ cô đơn quá ...và chừng như sự tổn thương làm người ta co rút lại .Những người còn dám sống chết với lương tâm mình thì : một là xin nghỉ hai là sẽ chấp nhận những hậu quả không lường trước được .Vấn đề bây giờ là cần trả lời câu hỏi : Phải làm gỉ ? Một câu hỏi đòi hỏi câu trả lời từ nhiều phía anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  40. Đau lòng quá đi thôi ! Em vẫn nhớ hình ảnh các Thầy Cô của mình , bây giờ tìm một người Thầy có tâm như thế ... sao mà khó quá ! Chỉ còn biết thở dài , thương tụi nhỏ sao mà không may mắn , không có được một nền giáo dục nghiêm khắc nhưng đầy sự tin yêu như mình đã có ...

    Trả lờiXóa
  41. Phan là một trong khá nhiều người bạn mà cái com thường làm tôi suy nghĩ đôi khi nảy sinh những ý tưởng mới cho bài viết đấy .

    Cái reply của tôi với anh Bu ở trên có lẽ phần nào trả lời những chia sẻ của NP . Giáo dục thế hệ mai sau không phải chỉ là trách nhiệm của ngành GD ...GD là trách nhiệm của toàn xã hội .Khi xã hội chỉ biết phê phán ngành GD mà quên vai trò , quên tác động của mình đến sản phẩm là một sai lầm tai hại ...một cái bịt mắt để không bao giờ tìm ra một hướng đi tốt hơn cho công việc dạy người .

    Cả đời đi dạy ...Tôi mơ quá một phong thái dạy học ung dung , tràn đầy đam mê , yêu thương và trách nhiệm nhưng thật khó và có lẽ kiếp này không xong rồi ... Thôi thì cứ tiếp tục ngồi mơ NP nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  42. Chị cũng tin như thế ...Nó là mục tiêu dạy người đấy ...chính ý thức dẫn dắt hành động mà ...phải không .
    Tom ạ chia buồn với thời tiểu học của em ...Nhưng hãy thông cảm và quên đi Tom héng . Chị ko bào chữa cho thầy cô cũ của Tom đâu ...chị cực lực phản đối những cái roi phát sinh từ áp lực thi đua , vì cái roi thầy cô đánh xuống HS lúc ấy không phải là cái roi của tình yêu thương , không phải cái roi của sự nhắc nhở , không phải cái roi vì học trò mình ...mà cái roi ấy là vì chính mình ..Nhưng chị cũng cho rằng cái thời thế đã làm nảy sinh thái độ và những người thầy như thế ...nhưng chắc chắn rằng sự thành đạt nên người của em hôm nay ....không thể thiếu công lao của những người thầy ấy , phải không .

    Chị nhớ thầy chị ngày xưa ...Sau những cái roi , bao giờ thầy cũng nói chuyện ...thầy giải thích :tại sao thầy đánh , đánh làm gì ...rồi thầy hỏi : thầy đánh con có đau không ? ... Chỉ một câu hỏi thôi , cái roi trở thành cái xoa đầu an ủi . Sau nầy , cả đời đi dạy cũng có lúc chị dùng đến cây roi với những HS ngỗ ngược ...và chị luôn dành thời gian để làm cái roi trở thành lời nhắc nhở ...thái độ này chị học ở thầy mình . Cái roi tự nó không có lỗi ...cái đánh xuống mới là vấn đề , mới là tiếng nói của sự tức giận hay lời nhắc nhở ...Tom nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  43. Ta đã có một thế hệ người thầy đầy tâm huyết , đầy yêu thương ..Ta đã từng là một thế hệ học trò ngoan ngoãn , biết nghe lời ... Vẫn mong những điều đáng buồn của GD bây giờ chỉ là hiện tượng .... Ta có quyền mơ một sự tốt đẹp chứ T nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  44. Dạ thưa cô giáo Gió chị ......Gió em có làm điều gì ...kể từ hôm ấy !.....Gió chị cứ cho gió em 5 roi ..đi nhé !.................(.bưởi 5 roi cũng được ! )..hiiiiiiii
    Nói vậy chứ ....có thương thì mới cho roi .....có cho roi thì mới nên người .....chứ kiểu phụ huynh thương xót con ...sợ cô cho con mình ăn roi .....thì sau này biết sẽ ra sao ngày sau .....ở cái xã hội đầy nhiễu nhương này !

    Trả lờiXóa
  45. Gió em thì 5 roi lại ...quá ít !!!

    Trả lờiXóa
  46. Em đọc thấy sự trăn trở của chị. Đúng là bây giờ "Tự do hoá" đã khiến cách nhìn nhận của 1 số người lệch lạc về nghề giáo. Cái roi không còn là sự dạy bảo khi ta nâng quan điểm lên, nhưng thực chất nó vẫn chỉ là cái roi. Em nghĩ vậy.

    Trả lờiXóa
  47. Cái roi chỉ là cái roi ...cái đánh xuống mới là cái đáng suy nghĩ ... Chúng ta cần suy nghĩ cả chúng ta ..người lớn và người thầy TH nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  48. Thời thế đảo điên, môi trường sư phạm giờ chả ra cái thể thống gì nữa chị ạ.

    Trả lờiXóa
  49. Tại con người cả thôi htgiap ạ,,,muốn có môi trường GD tốt ta phải có con người trước, con người là yếu tố quyết định ... mà con người có tâm và có tầm cơ nhé.!!!

    Trả lờiXóa
  50. huuuuuuuuuuuuuu tha tội nghịch Gió em đi ...........tại anh í xúi ..đó .....xúi nói .....Gió chị iu anh í đi .....anh í thưởng kẹo sanh gum ..nhai cho đỡ bùn ....nên em liều mạng xúi Gió chị ....Quậy iu !.....

    Trả lờiXóa
  51. Gió em nói mà Gió chị : Hiểu chết liền ....!!!

    Trả lờiXóa
  52. Tháng tư chưa qua mà mùa hè đã đầy nắng rồi chị .Chị cầm quạt quạt tới em cho mát , đừng cầm roi ...mai em đưa chị lên báo đó ...hehe...

    Trả lờiXóa
  53. Ê LangYen tui lên báo rùi nè...nhớ đọc nghen...Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  54. Ba dòng này đủ để chị Gió phát triển thành một entry mới rồi.

    Mà lạ nhỉ? Thế hệ thầy cô đầy tâm huyết đó đã sống trong chiến tranh khốc liệt nhất hoàn cầu thuở đó. Người Việt ở hai miền chết như rạ, chết hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Thế mà đại đa số thầy cô lúc đó là những người thầy, không phải "thợ chữ". Còn học sinh thì đại đa số ngoan ngoãn, ít "loạn" như bây giờ.

    Việt Nam đã có hòa bình 35 năm nay, một thời gian quá dài để có cơ hội xây dựng và phát triển, nhất là về giáo dục, lãnh vực then chốt để phát triển một quốc gia trong dài hạn một cách vững chắc.

    Một nền hòa bình với bao bất trắc, quá nhiều mất mát về mặt đạo đức xã hội mà trong lịch sử ngàn năm Việt Nam chúng ta chưa bao giờ chứng kiến, liệu có thể gọi là hòa bình được không?

    Trả lờiXóa
  55. Có một người bạn trẻ phát biểu trên chương trình "Cà phê Wifi" của đài RFA mới đây. Xin phép chị Gió cho trích một đoạn: "

    Khánh An: Mời Hoàng.

    Hoàng: Em muốn nói một ý khác, tiếp theo ý của bạn Phương Anh. Mình nói về mình, mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt Nam hay không, khi mà nói về đất nước mình hỏi: tại sao đất nước mình nghèo vậy? Em qua bên này có nhiều bạn bè hỏi vậy đó, thì có rất nhiều người, thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói như vậy nữa, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá cho nên đất nước nghèo.

    Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chưa bao giờ, chưa bao giờ nghe một ai nói như thế, mà toàn là nói chúng tôi đã có quá nhiều thời gian trong chiến tranh. Trong khi nếu mà chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà nó than như mình thì nó phải than gấp 10 lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu nó đã là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng như vậy là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì? Em không biết ở ngoài Bắc nhưng mà không thể nào nói miền Nam bị chiến tranh tàn phá được bởi vì miền Nam trước 75 đã là khá hơn những nước lân cận rồi, cho nên anh không thể nào nói là tại miền Nam bị tàn phá dữ quá nên bây giờ kinh tế mới khó khăn như vậy. Không thể nói như vậy được, chị thấy không?

    Em nghĩ là nên phải nói như thế này, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông Nam Á. Chưa nghe ai nói chuyện đó hết! Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là "Đến bao giờ, cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không thể nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?"

    Trả lờiXóa
  56. Một mặt nào đó vẫn là hòa bình chứ P ...khi ta không phải đối diện với chiến tranh thì đó là hòa bình ... Còn những cái bất trắc , những cái chưa hoàn chỉnh , những cái còn bập bênh trong hòa bình là cái ta phải tiếp tục làm ....nhưng đúng là 35 năm là một thời gian quá dài để xây dựng những điều chưa tốt có thể tốt hơn ...đáng tiếc là ta vẫn còn phải chặc lưỡi , phải đau lòng vì nhiều cái không tốt hơn mà thậm chí xấu đi ...

    Đúng như một người trẻ tuổi phát biểu , bây giờ ta không thể đổ lỗi cho chiến tranh được nữa .Chiến tranh đã là dĩ vãng , nó là vết sẹo rồi .... Cái mà ta chưa làm được nó là lỗi của chúng ta ...những người đang sống . Mong rằng không phải chỉ tôi hay Phan , hay bạn bè chúng ta nhìn thấy ...Phải nhiều người thấy hơn .Thấy cũng chưa đủ mà phãi làm một cách thực tâm để có một lớp người đi sau có thể" nghĩ đúng" và "làm đúng" cho đất nước này ....

    Tôi và Phan cùng nhiều người mong thế ... Chỉ là đôi lúc thấy thật sự lo lắng và thất vọng khi nhìn thấy nhiều điều ...trái mắt hiên nay thôi , phải ko ?

    Trả lờiXóa
  57. Em nói không được chị Gió ạ, nếu nói "gan ruột" thì bị vấn đề "nhạy cảm" ...Hic! ( Tại vì em nghĩ phải đặt "Cái roi" cuả chị Gió và vấn nạn giáo dục hiện nay trong một cái nhìn "toàn cảnh", mặt khác, ngày nay người thầy có thể không cần dùng tới cái roi đâu, mà vẫn có thể dạy tốt hơn hồi xưa rất nhiều, đó là tận dụng những lợi thế cuả việc dạy học trong thế kỷ XXI, tất nhiên là người thầy phải đầu tư căng lắm ! và điều này hiện nay điều kiện cuả người thầy chưa đồng đều ... )

    Trả lờiXóa
  58. Chị không nói đến việc "dạy chữ" vì dạy chữ thì hiện nay có nhiều điều kiện để người thầy có thể làm tốt hơn xưa ....Chị muốn nói đến việc "dạy người" . Đạo đức nhà trường hiện nay là một vấn nạn ... ST có thấy không ? : Thầy đánh Trò , Trò đánh Trò , Trò đánh thầy , mới đây còn thầy đánh thầy nữa cơ chưa kể đến còn bao cái khủng khiếp hơn trong ngành ...Ta tự hỏi : Tại sao ? rồi thêm câu nữa : Làm sao ?... Đó là nguy cơ đấy

    Trả lờiXóa
  59. heeeeeeeeee hiiiiiiiiiiiiiiiii haaaaaaaaaaaaaaaa

    Trả lờiXóa
  60. Nếu dòng đời cứ trôi như 35 năm nay, chúng ta tha hồ chặc ... đến trẹo lưỡi. Thay đổi - nếu có - sẽ có nhiều xác suất xấu hơn nữa. Chị nhìn ao hồ, sông, thực phẩm, bệnh tật, nhà thương, tệ nạn xã hội, tham nhũng, áp lực lấn chiếm Việt Nam của TQ, đạo đức xã hội, đạo đức học đường, cướp bóc, trấn lột, lường gạt, buôn bán phụ nữ và trẻ em...... của hôm nay và so sánh với 5 năm, 10 năm trước sẽ thấy rõ một cách nhức nhối.

    Cái gì cũng có cái giá phải trả. Mơ ước cao, giá phải trả càng cao. Nếu không sẵn sàng trả, mơ ước mãi mãi nằm trong đầu.

    Ngày 10.3 Âm lịch năm nay cũng là một dịp để nhìn lại Quốc Tổ Hùng Vương, nhìn lại mỗi người chúng ta.

    Trả lờiXóa
  61. hồi nhỏ quỷ bị ăn roi hoài đó chị gió mà giờ đâu có thù ghét ai đâu. hjhj

    Trả lờiXóa
  62. Chỉ còn biết "Ta ru ta ngậm ngùi..." thôi chị ui!

    Trả lờiXóa
  63. Vâng, thì em cũng chỉ muốn nói là hiện nay việc dạy chữ cũng là dạy người đó thôi chị ạ....Qua việc dạy kiến thức, cũng là dạy thêm nết người cho các em.

    Ex: Việc các em học nhóm, làm việc theo nhóm, giúp các em tự tin, năng động, biết trao đổi, thảo luận, biết trình bày mạch lạc một vấn đề, biết biện luận và nhận xét đánh giá một vấn đề, ...v.v...Trong học nhóm lại còn rất nhiều phương pháp khác nhau nửa, khai thác các cách dạy học này, học sinh hoạt động và tiếp thu được rất nhiều điều...cũng là hình thành nhân cách cho các em....

    Nếu GV làm tốt, HS sẽ rất hứng thú và không còn lười học, chán học...và hợp tác tốt với GV...( ít có HS hư lắm chị, hơn nửa, nếu được PHHS hợp tác chặt chẽ nửa thì càng có lợi thế hơn )

    Trả lờiXóa
  64. Mơ ước là cách để tiếp tục sống , để còn có thể làm trong khả năng mình có thể ,còn mơ ước có được không lại không phải mình muốn là được NP nhỉ ...Mà tôi cũng sợ ..trẹo lưỡi thật đấy .Nhưng lại chưa bao giờ thôi ước mơ ..

    Trả lờiXóa
  65. Khi ta lớn ...ta hiểu hơn giá trị và ý nghĩa cùa cái roi ...nhưng mong rằng ngay khi những đứa trẻ nhận cái roi ...nó vẫn hiểu điều đó thì tốt quá Q nhỉ

    Trả lờiXóa
  66. Ngậm ngùi nhưng ko được ngủ nghen ktaykhoai

    Trả lờiXóa
  67. Chị thì lại thấy tất cả những cái ấy chỉ là lý thuyết ...Trên thực tế GV thường ko có thời gian để quan tâm đến việc dạy người ..Ngay việc dạy kỹ năng sống cũng hời hợt .

    Bằng chứng những hiện tượng đáng buồn của GD hiện nay làm nhiều người phát lo đấy ST

    Trả lờiXóa
  68. Những kỹ năng này HS phải học từ nhiều nguồn.Nhà trường chỉ trang bị một số nào đấy.HS chỉ học ở trường vài tiếng đồng hồ/ 1 ngày.Thời gian HS ở nhà PHHS phải có trách nhiệm nhiều hơn.

    Còn những hiện tượng đáng buồn, phần lớn rơi vào những HS có vấn đề này / khác ở gia đình.Mặt khác PHHS cũng phải kết hợp thật chặt chẽ với GV và nhà trường trong việc dạy dỗ con em.PHHS nào quan tâm sát sao thì con em ít hư hỏng...Nói chung, ảnh hưởng xã hội cũng khá nặng nề...bởi vậy nếu cứ giao khoán cho GV và nhà trường thì làm không xuể đâu....(một gia đình chỉ có một/hai đứa con mà nhiều nhà còn dạy con không xong, nói gì 1 lớp gần bốn/năm chục HS mà 1 người GV chủ nhiệm phải chăm sóc, thì có thiếu sót cũng phải thôi, bởi vậy mới cần PHHS phải chủ động nửa...Đó là việc mỗi người phải tạo ra "nếp nhà" để giáo dục, làm gương tốt cho con cái...Muốn vậy, cha/mẹ/người lớn phải làm gương tốt.....vì con em mình chỉ là TẤM GƯƠNG CHIẾU cuả mình mà thôi ...

    Trả lờiXóa
  69. Gió khỏe rồi,
    Gió viết một entry "gan ruột"
    Gió đã khơi mào cho một dòng chảy comments hầu như bất tận, rất đa dạng và phong phú.
    Nhưng có một điều, chị đọc mãi, đọc mãi mà chưa thấy ai nói đến: SỰ GƯƠNG MẪU CỦA NGƯỜI LỚN.
    Học trò đánh Thầy ư? Thì phụ huynh đã từng đánh thầy đó thôi, phụ huynh đã "nêu gương" đấy thôi!
    Người lớn chưa gương mẫu thì đừng buộc trẻ con phải tốt. Thử xem những học sinh ngoan, giỏi, những người trẻ thành đạt, đa số chúng sống trong môi trường gia đình như thế nào?
    Rồi những người lớn có tâm huyết, họ có được an nhiên mà thể hiện tâm huyết của mình không, họ có được bảo vệ, động viên, đền đáp đúng mức hay cũng chỉ là chính cái thiên lương ( và chí ít là một vài điều kiện tự thân nào đó) nó giúp họ đứng vững mà "hành đạo"?
    Chuyện Cái Roi này lớn lắm, chúng ta đôi lúc xót xa mà phải thờ ơ!

    Trả lờiXóa
  70. Vâng ,không ai nói đến sự gương mẫu của người lớn mà chỉ nói đến những rạn vỡ từ những chuẩn mực về đạo đức mà lại phát sinh từ hành vi của đa số người lớn chị ạ ..Vì thế em mới đặt vấn đề : Những hiện tượng tồi tệ về đạo đức hiện nay trong nhà trường không thể đổ lỗi hoàn toàn cho GD ... còn gia đình và xã hội nữa chứ ... Nhiều lúc chính người lớn cũng cần roi để tỉnh lại chị nhỉ

    Trả lờiXóa
  71. hu hu ...em sợ roi lắm, hồi nhỏ sợ đủ rồi (toàn phải bỏ chạy hoặc leo lên cây trốn đòn roi ). Chị Gió nỡ nào ?? hu hu hu...(chị chưa đánh roi nào, em đã khóc...hị hị... )

    http://songthu.multiply.com/journal/item/223/223

    Nếu sống với chỉ trích
    Em biết cách chê bai
    Nếu sống với thù hận
    Em biết cách gây gỗ
    Nếu sống với bao dung
    Em học lòng kiên nhẫn
    Nếu sống trong khích lệ
    Em có lòng tự tin
    Nếu sống trong ca ngợi
    Em biết cách tặng khen
    Nếu sống trong công bằng
    Em có lòng độ lượng
    Nếu sống trong bình an
    Em học lòng tin cậy
    Nếu sống trong tình thương
    Em biết yêu chính mình


    Nếu trẻ em được lớn lên với sự đón nhận và tình yêu thương
    Các em sẽ tìm thấy tình yêu thương trong đời ....

    Em nghĩ dzậy đó chị iu...hu hu ....

    Trả lờiXóa
  72. ST đừng nghĩ chị ủng hộ giáo dục bằng đòn roi nhé... Chị chỉ muốn nói rằng cái roi có giá trị của cái roi và đã từng có nhiều thế hệ lớn lên bằng cái roi mà chưa bao giờ biết giữ lòng thù hận ....

    Những câu trên chị cũng biết , Có những tháng năm chị từng để nó ngay trong sổ chủ nhiệm của mình . Và chính xác là như thế ... Tuy nhiên bây giờ người ta hay lẫn lộn nhiều từ , nhiều cách , nhiều kiểu . Ví dụ thương yêu = chiều chuộng , bình đẳng = ngang hàng , thân thiện = không có giới hạn và trách phạt = vi phạm nhân cách ....

    Như MM đã đặt vấn đề trên ... Kỷ cương của luật pháp nhằm bình ổn xã hội , án tử hình còn nhằm để giới hạn cái ác làm hại 1 lúc nhiểu người .Ta đang dạy những con người đang học để hiểu thế nào là nhân cách ... ta đang từng bước chỉ cho những người trẻ biết tự rèn mình để thành con người có nhân cách ... dạy thì có dỗ , dạy thì có bảo , dạy thì có rèn luyện ...và không cuộc rèn luyện nào mà không có mồ hôi ... Người thầy bây giờ đôi lúc cô đơn ngay nơi mình dành cả đời cho nó.

    Chị đã từng là người gắn bó và yêu nghề ko kém nhiều người ...Chị cũng từng là người làm được và được làm cho nghề ko ít , chị cũng từng là người được nhận từ nghề nhiều hạnh phúc và cũng ko ít đắng cay . tình yêu ấy bây giờ vẫn còn ,,,nhưng chừng như tình yêu có nhiều nhịp lỗi cưng ạ ...

    Trả lờiXóa
  73. Em hiểu chị mà...nhưng nếu muốn k còn cô đơn, chị em như mình cần phải ...liên hiệp lại, hehehe...còn nhịp lỗi nào mình sẽ...sửa lại cho tròn.... hehehe....

    ( Cái roi tùy người chịu nổi hay k nổi thôi, hehehe...Em là sợ đau nhứt hạng...)

    Trả lờiXóa
  74. Một cách để tên nào sợ roi tên đó cố ngoan để không bị ăn roi ...
    một cách để cái roi nắm đầu mấy tên ngỗ ngược biết đương đúng mà đi ...ST ạ

    Ngày bé chị cũng là đứa sợ roi nên chị cũng ngoan lém ...Bây giờ càng sống càng nghiệm ra rằng : Cái roi trường đời đau gấp vạn lần cái roi trường hoc ST à

    Trả lờiXóa
  75. Chủ đề hay quá ! Thật ra phải dùng đến roi vọt thì cũng là Lỗi ở người thầy ...bất lực. Nhưng vẫn còn hơn những người thầy không biết có bất lực hay không nhưng làm ngơ mọi chuyện. Thật đau lòng lắm mới phải nghéo tai hay phạt mỗi đứa học sinh mình dạy dỗ bạn à. Tôi cũng dạy học mà. Nhưng thử hỏi nếu cha, mẹ của những em đó chứng kiến cái cảnh chúng vi phạm, hay lười học thì sẽ đến đâu và liệu họ chỉ có nghéo tai hay cho vài roi như thế. Là thầy, cô ai không muốn mình có đủ một trình độ, một uy tín, một nhân cách tốt để các học sinh của mình khâm phục mà noi theo. Nhưng than ôi "Nhân vô thập toàn", khả năng mỗi người thầy đâu đã phải là vô hạn.
    Vậy nguyên nhân từ đâu mà tình hình càng ngày càng thấy có vẻ nhiễu nhương hơn như vậy?
    - Sự kém hiểu biết của một số người làm công tác sư phạm.
    - Sự kém hiểu biết của những cha mẹ học sinh.
    - Sự kém hiểu biết của Đài, Báo và các phương tiện thông tin đại chúng khi đưa tin.
    Ôi còn nhiều nhiều lí do khác nữa. Với tôi âu cũng chỉ biết làm việc với khả năng cao nhất của mình, không hổ thẹn với lương tâm của mình là được bạn à.

    Trả lờiXóa
  76. Chào bạn mới ...thật vui khi có thêm một đồng nghiệp đồng cảm với những trăn trở của mình ... Thôi thì tôi và bạn ta hãy làm hết những điều làm được bằng lương tâm mình ...dù sao thì ta vẫn phải hy vọng những điều tốt đẹp hơn , phải ko ? Cám ơn chia sẻ của bạn

    Trả lờiXóa
  77. Ảnh hưởng xã hội là một phần thôi. Lỗi lầm lớn lao thuộc về bộ giáo dục đấy (em mà nói cho rõ ra chắc đến tết Công-gô chưa hết)

    Trả lờiXóa
  78. Cả hai lỗi đều như nhau NX ạ ...Nói chung hình như những sai lầm cứ nối đuôi nhau mà diễn ra . GD là sự kết hợp của nhiều mối quan hệ , thiếu 1 không thể thành GD nhưng ở ta cả ba cái đều lỏng lẻo và dường như lệch đường đó là mối nguy ... Chị cũng từng bảo , nếu có diễn đàn cho chị lên phát biểu về GD ...chắc chị đi tù ...hà hà

    Trả lờiXóa
  79. Chị ơi, hồi nhỏ em rất ít bị đòn vì ...ngoan :D nhưng em ghét cái roi lắm dù phía sau nó là tình thương hay cơn giận. Bên đây người ta có dùng roi đâu và gd vẫn được mà...

    Trả lờiXóa
  80. Suy ra ...cái roi không phải là nguồn gốc các vấn đề GD, nên cũng không phải là cách để giải quyết các vấn đề GD hiện nay em tin là vậy. Em cũng đồng ý GD là vđ của cả ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội.

    Trả lờiXóa
  81. Đúng cái roi ko phải là nguyên nhân của những cái "chưa vừa" của GD ... Chị ko bào chữa cho cái roi mà chị chỉ muốn nói đến cái mà người thầy bây giờ "bất tòng tâm" . Nguyên nhân thì vô vàn ... mà người thầy lại cô đơn và tổn thương nhiều quá ...Chị yêu nghề , chị vượt qua khúc khó khăn nhất của cái thời GD cực kỳ khó khăn nhưng chưa bao giờ có cảm giác "tội nghiệp" nghề mình như bây giờ ...chưa bao giờ có cảm giác đau lòng vì nghề như bây giờ .Và tình yêu đó ...có một nhịp tim bị lỗi ...noidaungotngao ạ

    Trả lờiXóa
  82. Chia sẻ với chị Gió, em nghĩ em hiểu được phần nào nỗi đau, sự bất lực và tổn thương của người thầy hiện nay, khi các giá trị quyền hạn và sự tôn kính cả xã hội dành cho nhà giáo trước đây dường như đang mất dần đi. Và cũng tội cho bọn trẻ nữa, nếu chúng ko được quan tâm gd chu đáo, đúng đắn. Bên đây không dùng roi không có nghĩa là bỏ lơ tụi nhỏ muốn làm gì thì làm. Nhà trường (hợp tác với gia đình và xh) có những biện pháp để giáo dục, động viên khuyến khích các em, cũng như "phạt" khi chúng vi phạm gì đó ...đều dựa trên nguyên tắc "love and logic" chứ không đánh hay la mắng. Hồi em mới qua nghe mấy cha mẹ VN bên đây bất lực than thở quá trời, rằng trẻ con qua đây dễ hư khó dạy nói không nghe lời, mà đánh là chúng bốc phone gọi cảnh sát tới bắt mình luôn... nghe thấy phủ phàng thật, cái xứ Mỹ sao kỳ cục vậy. Mãi sau này khi có con và tụi nó bắt đầu đi học em mới dần hiểu ra...

    Trả lờiXóa
  83. Tặng Gió mấy câu trong bài thơ cuả cụ Hà Thượng Nhân trong mục : Đàn Ngang cung ở báo Tự Do hơn 50 năm trước nè.:
    Bởi vì nghề giáo phải không ông.
    Suốt tháng quanh năm cứ phập phồng.
    Họ giận lôi mình lên mặt báo.
    Đàn ngang cung gảy bực mình không?
    .......

    Trả lờiXóa
  84. Đó còn là nền GD trong mơ ở nước mình em ạ.

    Trả lờiXóa
  85. Ngày xưa các cụ giáo cũng bị lôi lên báo hử anh ?

    Trả lờiXóa
  86. Đã còm lúc trước, bây giờ chỉ biết góp thêm một tiếng thở dài haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzz!!!

    Trả lờiXóa