Trang

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Chút vớ vẩn thu tàn ..



 

Dạo này thỉnh thoảng có những ray rứt liên quan đến giáo dục tôi lại dặn mình : “Thôi nhé , mùa đã cũ !” Cố để không nghĩ , không đọc , không nói đến nó . Mọi cái với tôi giờ đã không còn cần thiết và thật ra  nói cũng chỉ để thỏa lòng mình chứ chẳng đi đến đâu cả . Thế mà sáng nay …giữa buổi sáng mùa thu đang dợm bước đi , trời Saigon se se đến thích tôi lại click vào 2 bài liên quan đến GD …âu đúng là cái nghiệp vương mang .

 

Bỗng nhớ hôm vào nhà chị TTM đọc một bài có tầm vĩ mô xong muốn bật ngửa …rồi dưng không muốn viết những điều ray rứt của mình trong một sáng dợm tàn thu ...


Mô hình nào cho trường học tương lai? (link)

TT - Tìm một mô hình nhà trường phổ thông phù hợp cho VN sau 10-15 năm tới để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đào tạo giáo viên đón đầu cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 - đó là chủ đề của cuộc hội thảo khoa học được Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam tổ chức sáng 21-9 tại Hà Nội.

 

 

Chủ đề của cuộc hội thảo là một phần nội dung trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông” do Quỹ Hòa bình và phát triển VN chủ trì thực hiện và bà Nguyễn Thị Bình - nguyên phó chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục - làm chủ nhiệm đề tài.

 

 

 

Cuôc thảo luân nêu ra vô số những bất cập trong các trường phổ thông hiện nay , những bất cập mà ai cũng thấy vì nó đã cũ mèm dù có bao nhiêu lần đổi mới . Công trình nghiên cứu nêu ra mô hình trường Phổ thông nước ta hiện nay rồi đem so sánh với các mô hình trường Phổ thông của các nước tiên tiến trên thế giới cuối cùng đưa ra những kết luận :

 

 

“Nhà trường phổ thông VN về cơ bản vẫn là một nhà trường truyền thống với hoạt động cơ bản là thầy truyền thụ và trò tiếp nhận những điều đã được quy định sẵn trong sách giáo khoa. Với mục đích cuối cùng là hiểu được bài, làm được bài tập, bài kiểm tra, ứng phó được với các kỳ thi...”.( Ông Trần Kiều _ nguyên Viện trưởng Viện KHGD)

 

Ông Kiều được nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với ý kiến phân tích: Mức độ đạt được trong mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông thường được chứng minh qua kết quả của sự việc cụ thể, qua các con số liên quan đến các chỉ tiêu như tỉ lệ lên lớp, kết quả phân loại hạnh kiểm, tỉ lệ HS khá giỏi, tỉ lệ chuyển cấp, tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi đỗ ĐH... và những con số liên quan đến phong trào thi đua.

 

Đồng thời nhà trường phổ thông hiện nay - theo đánh giá của PGS.TS Trần Kiều và nhiều đại biểu - cũng chưa thực hiện được mối quan hệ hai chiều với xã hội: chiều quan hệ, tác động ngược lại của nhà trường đến cộng đồng đang rất hạn chế.

 

Hay nói cách khác “chức năng quan hệ cộng đồng của nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay đang bị coi nhẹ và ở mức độ đáng lo ngại” - ông Kiều đưa ra cảnh báo.

 

Cần thay đổi như thế nào  ?

 

Bà Nguyễn Thị Bình đưa ra gợi ý: “Một kiểu nhà trường phổ thông đóng vai trò là một tổ chức học tập nền tảng trong xây dựng nhân cách con người, để học tập suốt đời, cho sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc... có thể là lựa chọn hợp lý, khả thi tương thích với nước ta sau 10-15 năm tới?”.

 

 

Thât lòng là tôi hy vọng với cái nhìn như thế thì các giải pháp của các nhà GD lớn chắc chắn phải sáng sủa hơn , mới mẻ hơn để chúng ta có quyền hy vọng một mô hình trường phổ thông tốt đẹp hơn trong một hệ thống GD tốt đẹp hơn …Nhưng rồi khi đọc đến 5 định hướng để xây dựng mô hình trường Phổ thông trong tương lai thì tôi lại thất vọng .

 

 

1.Mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cần cụ thể hóa và cập nhật hóa theo hướng xác định các yêu cầu về đầu ra, tập trung vào những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người VN trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

 

2, phải có một nội dung giáo dục mà khi xây dựng cần bám sát các đầu ra của mục tiêu, đảm bảo tính cơ bản, cập nhật, thiết thực, bảo đảm nguyên tắc phân hóa, tiếp tục coi trọng thực hành và ứng dụng. Cần có các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học trên cơ sở đảm bảo dân chủ trong trường học”.

 

3. Phải có một đội ngũ giáo viên nắm vững chức năng giáo dục, có bản lĩnh để đáp ứng các yêu cầu thay đổi một cách đa dạng của giáo dục phổ thông.

 

4. Có một môi trường giáo dục thân thiện.

 

5. Và cuối cùng, ông Kiều cho rằng “những người làm giáo dục phải hiểu được thế hệ trẻ và đặt đúng vai trò chủ thể của họ trong hoạt động của nhà trường

 

 

Năm định hướng trên thật ra chẳng có gì mới hơn những điều mà những người đầu ngành GD ra rả trong nhiều năm qua ,nó cũ đến độ tôi đọc xong tự bảo : “Sao mà nó quen đến thế” bởi trong bao buổi học chính trị hoặc chuyên môn chúng tôi đã phải nghe đến rạc cả người nhưng tại sao những định hướng ấy đến nay vẫn chưa thành công ? Tại sao đến nay GD vẫn là những nỗi bức xúc của xã hội ? thì nó lại thuộc về giải pháp . Nêu ra được bao bất cập , đề ra được bao nhiêu định hướng chỉ là điều kiện cần mà giải pháp thực hiện những định hướng đó mới là điều kiện đủ thì lại chưa thấy công trình nghiên cứu và cuộc thảo luận đề cập đến .

 

 

Gần đây nghe báo chí dư luận ồn ào vì một bộ sách GK mới ra đời từ những người tâm huyết với GD với cái tên cũng hết sức tinh tế “ Nhóm Cánh Buồm”.

 

 

Bộ sách Giáo khoa “Chào lớp Một” của Nhóm Cánh Buồm được ra mắt vào cuối tháng 9/2010 tại Hà Nội một cách rầm rộ và được dư luận quan tâm . Có dư luận ủng hộ với nhiều bài viết ca ngợi của các tờ báo lớn nhưng cũng có dư luận đặt vấn đề : “Chào Lớp Một có phải là bộ sách giáo khoa không ?” (link) với vô số những quy định pháp lý của Bộ luật GD .Trong bối cảnh rối ren của GD , nhất là những bất cập, những điều chưa hợp lý của chương trình phổ thông ở các cấp học hiện nay thì bất cứ một giải pháp nào , một sự quan tâm tích cực nào của những người làm công tác GD hoặc những người tâm huyết với GD đều đáng trân trọng và tôi nghĩ Bộ GD nên lưu tâm nghiên cứu , lắng nghe tốt hơn là đưa ra nhưng quy luật.

 

 


Tôi chưa được xem qua bộ sách nhưng được đọc qua tường trình một vài tiết dạy chương trình thử nghiêm này trong một bài báo . Với con mắt người làm nghề thì tôi thấy thật ra phương pháp giảng dạy của chương trình thử nghiệm này không có gì mới mẻ hơn những gì chúng tôi đã cố gắng làm để thực hiện định hướng “Cần có các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học trên cơ sở đảm bảo dân chủ trong trường họctrong những năm vừa qua .Cũng là thầy tổ chức các hoạt động để trò tự tìm ra những kiến thức trong bài , cũng là thầy là người hướng dẫn trò mới là người chủ động  tìm và lãnh hội kiến thức cần học , cũng là thầy là người cuối cùng kết luận , làm rõ hơn những điều các em đã tự tìm ra  trong quá trình hoạt động .

 

 


Tôi nói là “chúng tôi đã cố gắng làm” đơn giản vì khi xác định mục tiêu dạy học như thế này những người quản lý GD quên đến những điều kiền hỗ trợ khác là : cơ sở vật chất và mô hình lớp học , với một lớp học gần 50 học sinh , thiếu thốn về đồ dùng dạy học , mô hình lớp học không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động thì việc thực hiện dạy học theo hướng trò chủ động chỉ chấp vá trong các nhà trường hiện nay . Và tôi tin rằng nếu mang thực hiện việc thử nghiệm chương trình trong một lớp học như trên thì ngay cả Nhóm Cánh Buồm cũng không thể căng buồm…

 

 


Hôm để lại cái comment dài trong bài viết này mà chị TTM đưa về , chị có bảo tôi rằng hãy nêu ý kiến nhưng cần đưa ra giải pháp … Tôi không đủ khả năng để đưa ra giải pháp cho vấn đề có tầm cỡ như thế này , cái tầm cỡ mà ngay những nhà GD lớn cùng với những cuộc nghiên cứu lớn cũng chưa đưa ra được các giải pháp khả thi . Nhưng có lẽ tôi có quyền ray rứt về những điều đã liên quan đến một phần đời mình , nhưng có lẽ tôi có quyền ước mơ cho một mối tình tôi đã yêu trong nhiều năm .

 

 

Sáng nay cũng từ cái note liên quan đến GD ở nhà người bạn có ý kiến cho rằng: Ngày nay HS đi học bỏ tiền ra đóng nhiều khoản nên người thầy chỉ nên làm trách nhiệm truyền thụ đủ những kiến thức trên lớp là đủ , việc sai phạm của HS nên có một ban quản lý khác lo , người thầy không có quyền kẻ cả hay định tội ai hết .Tự dưng tôi thấy buồn ….Người thầy nếu chỉ làm chức năng “dạy chữ” thì chẳng phải đó chỉ là “thợ dạy’ sao …?

 


Mùa đã qua , ngay cơn gió sáng nay cũng mang hương vị chút thu tàn .

 





122 nhận xét:

  1. Haizzz, em vẫn đang buồn lòng về cái note đó, mặc dù em cố nghĩ "ối, chuyện của người ta, hơi đâu!"...

    Trả lờiXóa
  2. Chị cũng buồn ..cả những cái com nữa UV ạ . Sao mà buồn thế nghề mình UV nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  3. Thế đấy ...đúng là lăn tăn nhưng đôi khi tự dưng không thể không lăn tăn CN ơi !

    Trả lờiXóa
  4. Trời ơi nghĩ đến cảnh Nguyên trở thành "thợ dạy" chắc quỷ chết mất chị ơi, không ổn không ổn rồi.:D

    Trả lờiXóa
  5. Cái tâm của nhà giáo dục thì sẽ suốt đời như thế...
    Câu cuối cùng vẫn mong muốn rằng, phải có những giải pháp tốt cho nền giáo dục hôm nay.

    Ngày xưa mình đi học có câu "Ôn cố tri tân", mà đất nước mình thì luôn có những bước nhảy vọt, nhưng là bước nhảy thiếu nền tảng.
    Luật thì cứ ra, xong rồi lại có nghị định này thông tư kia hướng dẫn ... cuối cùng là dẫn người thực hiện đi vào rừng rậm rối ren...
    Trở lại giáo dục, thì do thiếu cái nền tảng, thế hệ thầy ra đời đã thiếu nền tảng, thì thế hệ học sinh lại tiếp tục kế bước đi theo. Sửa được thì còn dài thời gian... cơ sở vật chất, kiến thức ....
    Nên chỉ mong sao gia đình có những định hướng sáng suốt giúp đỡ con cháu. Rồi cũng phải đợi cái tầm ở vĩ mô ấy thay đổi thôi vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Khi người thầy chỉ làm chức năng dạy chữ thì người thầy chỉ là "thợ dạy" Q ạ .
    Ngay trong các bài học luôn bàng bạc ngôn ngữ "dạy người" mà người thầy phải nhìn ra , phải làm được bằng cái tâm trong sáng và tình yêu .... Cái đó nhiều khi trường SP không dạy ...

    Điều đáng buồn là ngày nay vị trí người thầy rất chông chênh ... Họ cô đơn nên đôi khi chỉ tự bảo vệ mình bằng cách làm cho xong phần "dạy chữ" ...Nguyên của em sẽ còn học nhiều bài học đắng cay trong ngành , mong nguyên luôn giữ được cái tâm trong trẻo với nghề và tình yêu với lũ trẻ là quá đủ . Đôi khi mình chẳng làm gì hơn được đâu Q ơi !

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng nếu mọi người cùng hợp tâm hợp lực, thì có khi chỉ mất đi một hai thế hệ, những thế hệ sau từng bước có những kế thừa, chứ đừng đạp đổ cái cũ, mà tìm trong cái cũ những ưu việt, để tiếp tục bổ sung, sửa chữa thêm vào.. có như vậy thì từng ngày những luật lệ, những hướng đi mới vững chắc được...

    Trả lờiXóa
  8. Nhìn con chim ngơ ngác giữa nhánh cây thấy thương thương Gió ơi!

    Trả lờiXóa
  9. Bây giờ nếu bình tĩnh ta sẽ thấy đa số lũ trẻ bây giờ là "cậu ấm cô chiêu" trong gia đình và mang luôn nó đến nhà trường chị ạ .Rất nhiều PH bây giờ luôn tin lời của con ...Đó cũng là cái khó cho người thầy.

    Nhớ thời thế hệ của mình chị nhỉ , nghiêm khắc đi từ gia đình đến nhà trường . Người thầy ngày xưa đúng là đứng trên bục .... bây giờ vị thế người thầy nhiều khi đau xót lòng vì nhiều nguyên nhân trong đó cả nguyên nhân từ chính họ ....

    Em luôn yêu nghề mình và ...luôn nhói lòng vì chính tình yêu ấy

    Trả lờiXóa
  10. Nghe em nói, lòng chợt lo, vì chị cũng vẫn nghĩ phụ huynh phải kết hợp và tôn trọng thầy của con mình đó em.! Dĩ nhiên là THẦY đúng nghĩa, vì cũng có nhiều vị thầy khác đi. Vì nghe được rằng nếu không đến nhà học thêm với cô giáo, thì con mình sẽ khó khăn..!
    Toàn là những điều nghe mà lo lắng nhói lòng em ạ!

    Trả lờiXóa
  11. Vấn đề GD là vấn đề lớn của toàn xã hội trong đó vai trò của nhà trường , gia đình và xã hội đều quan trọng nhưng hình như mọi vai trò đều không ổn , đều mờ nhạt ...một cách đáng lo ngại ! chị ạ

    Trả lờiXóa
  12. Chuyện đại sự Bống không dám nghĩ tới

    Trả lờiXóa
  13. Nó ngơ ngác y như ...người thầy còn chút lòng với nghề ! :)

    Trả lờiXóa
  14. Nói hoài nói trong bao nhiêu năm rồi... và giờ chẳng muốn nghe, chỉ muốn nhìn thôi..

    Trả lờiXóa
  15. Một chút ngơ ngẩn chiều thu nay
    Ngơ ngác nhìn đời, chợt lạnh với gió heo may..

    Trả lờiXóa
  16. Vì là người trong nghề nên em biết nhiều về những điều đáng lo ngại xuất phát từ chính người thầy và những điều lo ngại từ chính phía gia đình ...cả xã hội cũng góp phần vào sự bế tắc trong việc 'dạy người" đấy chị .Đó chỉ là một khía cạnh ... Vấn đề GD còn bao điều đáng lo !

    Trả lờiXóa
  17. Đại sự hả Bống ? Nói chỉ vì nó liên quan đến mình thôi Bống ạ

    Trả lờiXóa
  18. Nói riết rồi ai cũng chán ... Mà sao em cứ ray rứt hoài vậy ta ...?? :((

    Trả lờiXóa
  19. Xin chia sẽ với Chị mọi việc trong ngành giáo dục.

    Trả lờiXóa
  20. Nhìn toàn cảnh là chỉ muốn thở dài chị H nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  21. Cám ơn em ...nó là của tất cả chúng ta hoasuongrong héng ...

    Trả lờiXóa
  22. em thấy giáo dục VN rắc rối quá, biết bao giờ mới đi vào nề nếp để lớp trẻ được hưởng một nền giáo dục văn minh thực sự?!

    Trả lờiXóa
  23. Chị cũng tự hỏi : Bao giờ cho đến ...bao giờ ?

    Trả lờiXóa
  24. Gió ơi , bài viết của ý có nhiều điều để cho em thấu hiểu & đồng cảm lắm bởi em cũng là một phụ huynh , và trong những mối quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp & gần gũi nhất đến đời sống gia đình em thì em quan tâm bậc nhất đến việc học & coi trọng nhất Thầy Cô của các con - Em luôn kính trọng & mang ơn từng Thầy Cô giáo của các con chính vì từng người họ đã & đang góp phần truyền thụ trang bị kiến thức & hình thành nhân cách cho con em từng lớp từng bước một .

    Bài viết của Gió nêu rõ 2 vấn đề rạch ròi :

    - về phương pháp & kiến thức giáo dục mà vấn đề của nó là Lý Thuyết không đi đôi với Thực hành .

    - về quan niệm, cái nhìn sai lệch của 1 số người về thiên -chức của 1 Nhà Giáo - 1 vấn đề hết sức nhạy cảm mà khi em quay lại đọc vài dòng comments kia em cũng bất đồng & rất buồn . Em sắp đi ngủ rồi , viết vội đôi dòng với chị . Em mong rằng cái note kia bên nhà bạn nên được hiểu là chỉ trách 1 số nào đó những giáo viên quá sai khi có lời lẽ quá khích với trò , chứ không thể vì 1 vài mà qui chụp cho tất cả 1 thế hệ giáo viên . Còn vài cái comment , với nội dung như Gió nêu trên , là quá lệch lạc rồi & bản thân em cũng cảm thấy xót xa như bị xúc phạm nếu em đặt em vào cương vị những người Thầy của con em mà nghe như thế !

    Em đi ngủ , mai em sẽ chia sẻ với chị suy nghĩ của em về vấn đề thứ nhất trong entry của chị . Em hứng thú vì những điều em sẽ nói có liên quan nhiều đến 2 con của em .

    :)

    Trả lờiXóa
  25. Em cũng chán quá rùi nên kg nghĩ tới nữa chị ui.
    Thui thì để lòng nó nhẹ đi chị nhé, vì em nghĩ khó thay đổi vì gốc rễ bám sâu vào lòng đất mấy trăm năm. hic

    Trả lờiXóa
  26. Quỷ chuyển cái này cho Nguyên đọc đây chị. :). Những bài học trên những bước đi đầu tiên của Nguyên. Cảm ơn chị Gió nhiều ạ.

    Trả lờiXóa
  27. Mập chờ nghen Lam, vì Mập cũng đang mần Giáo Dục đây!!!!!

    Trả lờiXóa
  28. Lúc bức xúc và buồn khi nghe con kể chuyện, chả biết nói gì ....trải lòng trên mul bằng một cái note,( lý ra nguyên cái note đó nên nói thẳng với cô giáo đó, nhưng nói ra thì con mình sẽ bị đì trong quá trình học), chia sẻ trên mul không ngờ làm buồn lòng các chị, em chả biết nói gì nữa....lúc này....chỉ thấy buồn...

    Trả lờiXóa
  29. Gió Chị và Gió em mắt buồn như nước.....mảng tìm hồn mình trong hồn Thu mới nè !

    Trả lờiXóa
  30. Thật, còn quá nhiều điều phải nói, phải bàn về GD chị nhỉ? Nhưng biết nói cho đến bao giờ??? Chỉ xót cho những người có cái Tâm trong nghiệp đưa đò.

    Trả lờiXóa
  31. Thật ra cũng chẳng có gì KL ạ , cái notes chỉ cho ta thấy được rằng : làm thầy quả là khó ... làm thầy cho ra thầy lại phải học cả đời ..nó cũng cho ta thấy rõ hơn quan điểm , cái nhìn của xã hội bây giờ đối với người thầy nói chung _ Nó là điều đau lòng nhưng cũng để người thầy giật mình mà tự nhìn lại mình ...

    Những người thầy bây giờ đa số trẻ , đó là những người cũng đã từng làm trò . từng được dạy bảo giáo dục từ môi trường y thinh như học trò của họ bây giờ ...Chị cũng tự hỏi : ngày xưa họ đã từng nhận những gì từ những người thầy đi trước ? Mà bây giờ đâu đó cứ có hiện tượng thầy chẳng ra thầy mà trò chẳng ra trò ? Buồn thế

    Trả lờiXóa
  32. Đôi khi chị cũng bảo lòng ... quên nó đi , cái phần đời của ta đã qua , thế mà hình nhưi nghề không còn nhưng nghiệp hình như vẫn đeo mang Moon ạ

    Trả lờiXóa
  33. Hãy bảo Nguyên nghề nào cũng cần cái tâm nhưng đặc biệt nghề dạy học còn đòi hỏi người thầy phải học cả đời , học cả cách yêu thương nữa Q ạ. Chỉ có tình yêu mới giúp người thầy biết rằng : chỗ đứng của mình không chỉ trên bục giảng ...mà còn phải trong trái tim lũ trẻ nữa ..

    Trả lờiXóa
  34. Giá như người Thầy nào cũng được như thế này....Cảm ơn chị Gió.

    Trả lờiXóa
  35. Chị cũng chẳng màng đến viêc xem cái cô giáo của tháng 9 ấy "chửi rủa" thế nào bởi chị chán , bởi chị tự dặn mình ...thôi quên đi .Nhưng đúng là nghiệp còn vương nên cứ mang mang lòng .

    Trong bài này chị muốn nói đến cái tầm vĩ mô của các nhà GD lớn cơ nhưng đúng là cái notes làm mình buồn quá ... Buồn vì mình hiểu ra rằng vị thế người thầy bây giờ tệ hại quá ...dĩ nhiên trong đó có lỗi của chính họ và "con sâu làm rầu nồi canh" âu cũng là bình thường ...Nhưng chị cứ tự hỏi : GD ta giờ sao thế nhỉ ? Những người thầy ấy đa số được lớn lên từ chính môi trường GD này đấy chứ .... họ đã từng làm trò trước khi làm thầy như hiện nay ..Thế GD làm gì để có bằng ấy những đau lòng về hiện tường "Thầy không ra thầy mà trò cũng chẳng ra trò " Tại sao nhỉ ...? Hỏi ai giờ ta ?

    Trả lờiXóa
  36. Lát chị sẽ đọcbài viết của M nhưng M nên post vào nhà M ạ

    Trả lờiXóa
  37. Em không được post những bài đó lên blog đâu Gió à, đó là nguyên tắc... hihi!

    Trả lờiXóa
  38. Không phải là lỗi của em đâu , đừng ray rứt Cake ạ ...
    Ngay cái suy nghĩ "lý ra nguyên cái note đó nên nói thẳng với cô giáo đó, nhưng nói ra thì con mình sẽ bị đì trong quá trình học" của em cũng cho thấy niềm tin dành cho những người thầy mong manh quá ...Dĩ nhiên trước tiên đó là lỗi ở người thầy nhưng sâu sa hơn nó là nỗi nhức nhối dành cho GD

    Trả lờiXóa
  39. Cái tâm người thầy giờ cũng xót xa lắm YX ạ ...Đôi khi nó giống giáo điều , nó chẳng đủ làm người thầy tự tin tiếp tục làm cái lý ra họ phải làm ...Đó là với những người thầy thật sự có Tâm. Còn những người thầy không có Tâm thì "cái tâm" nó chỉ là là chắn giúp họ yên lòng làm cho xong việc dạy chữ ...

    Trả lờiXóa
  40. Vẫn còn nhiều lắm những người thầy như thế và họ mờ nhạt hơn những người thầy nổi cộm hiện nay Cake ạ

    Trả lờiXóa
  41. em đọc rất kỹ bài viết này và thực sự hiểu chị, thực sự chia sẻ " nỗi lòng " của chị. Ngay cả một người ngoại đạo như em mà còn thấy xót xa khi đọc được những tin, những bài viết về " tội " của cả thầy và trò thì huống gì chị, một người có tâm huyết với nghề.
    Em hug Gió 1 cái nha.

    Trả lờiXóa
  42. Lúc nào chị cũng nhận từ nhỏ những sẻ chia ấm lòng như thế ... thanks và hug em lyly héng

    Trả lờiXóa
  43. Chuyện đại sự thì mình cũng không dám bàn tới. Nhưng có một chuyện nhỏ thật là nhỏ và 100% sự thật đây nè. Trong một tiết văn lớp mười một, cô giáo nghe một học sinh bỗng chửi bạn mình bằng những câu rất khó nghe, cô đến bên cạnh, hỏi một cách rất đàng hoàng và nghiêm túc rằng " Đây là lớp học, sao các em có thể nói với nhau những lời lẽ không hay như vậy ? ".
    Và học sinh ấy đã trả lời cô giáo rằng " Em chửi nó chứ em đâu có chửi cô!"

    Vậy đó, cô cũng dở khóc dở cười luôn.

    Trả lờiXóa
  44. Gió tin đó là câu chuyện thật ... Những chuyện mà HS hỗn hào với thầy cô là chuyện có thật ...Hỗn hào có khi không phải vì nhân cách của thầy cô có vấn đề mà hỗn hào vì đó là cách biểu hiện tự nhiên được hình thành từ giáo dục gia đình ...hỗn hào vì thích thế .

    Đôi khi những việc này được các thầy cô giấu đi vì nó đã làm tổn thương họ ...nhắc lại nhiều lần càng làm họ tổn thương nhiều hơn hoặc vì sợ mọi người đặt vấn đề : cô thế nào mà ko được HS kính trọng ? hoặc vì lòng tự trọng mà họ không nói ra ...những bức xúc của thầy cô trở thành những hành động thái quá đôi khi từ chính sự hỗn hào của HS ...Họ là con người bình thường mà , chuyện có thể xảy ra cho bất cứ ai ...

    Nói đến GD chỉ thêm buồn Y ạ

    Trả lờiXóa
  45. đây là kết quả của một ... XH bất minh, dối trá :((((

    Trả lờiXóa
  46. Nó là hậu quả của những sai lầm từ chính những người lớn và những người làm lớn HM ạ

    Trả lờiXóa
  47. Vài chia xẻ khi đọc bài Thương câu “tiên học lễ, hậu học văn” của chị Minh Trang trên tuổi trẻ online
    ....

    - " thật ra không cần các em thu âm ghi hình, nếu các em - thông qua ban cán sự lớp - trình bày sự việc này với giáo viên chủ nhiệm, hoặc thông qua phụ huynh của mình và cao hơn có thể lên đến Ban giám hiệu nhà trường, thì sự việc đã có thể giải quyết “thấu tình đạt lý”. Bởi hơn ai hết, đã là thầy cô giáo, không ai- chúng tôi tin là như vậy- lại đứng về phía những hành vi sai lạc về nhân cách, đạo đức, đặc biệt, càng không bao che cho đồng nghiệp của mình để phản ứng lại học sinh khi các em đúng.
    chia xẻ : đây là những suy nghĩ ... chuẩn mực mà XH mong muốn. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn, không như ta mong đợi, đã có nhiều trường hợp thày cô và cả Ban giám hiệu bao che cho nhau, thậm chí, trù dập học sinh .. hiện nay, niềm tin vào nhà trường cũng đã giảm sút nhiều

    - "Chúng ta - không chỉ là những người trong ngành giáo dục là quản lý, là thầy cô, là học sinh, qua sự việc này phải ngồi lại với nhau. Mà phải là một chúng ta rộng hơn đó là những nhà nghiên cứu văn hoá, tâm lý giáo dục, những nhà điều tra xã hội đều phải ngồi lại thật nghiêm túc về sự kiện này để tìm ra biện pháp cho một vấn đề lớn hơn đó là đạo đức hành xử trong xã hội hiện nay, có còn ở mức báo động, những sự việc có còn ở ngưỡng hiện tượng không hay nó đã trở thành vấn nạn và dần dần trở nên phổ chúng?...
    Chia xẻ : thêm vào thành phần "chúng ta" đó là vai trò .. vạch đường lối của ...đảng ...

    Trả lờiXóa
  48. Khi những hành xử không thuận đạo đức đang dần được xem là bình thường thì nó là vấn nạn .Vấn đề là ta phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp ...Nó là chuyện của chúng ta nhưng .... hình như chúng ta chưa làm gì sất !!!! :(((

    Trả lờiXóa
  49. Vậy là: "Mèo lại hoàn mèo." Tổ chức cho cái gọi là có!!!"

    Trả lờiXóa
  50. Vâng , chưa thấy cái gì mới cả anh minht ạ

    Trả lờiXóa
  51. comment cua? em be^n Note ban. ne` chi. Gio' , em xin gop' the^m o dda^y :



    Lam đồng ý rằng : phụ huynh không nên quy trách nhiệm & đổ lỗi hoàn toàn vào giáo viên & nhà trường trong việc đào tạo hình thành nhân cách tốt cho con của mình . Dẫu rằngThầy Cô là người không những truyền đạt kiến thức học đường cho trò mà còn song song với việc giáo huấn , hun đúc những đạo lý cơ bản về nhân cách cho trò , nhưng, con đó / trò đó có "nên người" hay không, có "ngoan" hay không thì thuộc về TRỌNG TRÁCH của chính các bậc phụ huynh ! Con của mình nên hoặc hư , trước tiên, là do trách nhiệm dạy dỗ của chính gia đình, sau đó hãy xét đến sự ảnh hưởng của giáo viên, nhà trường, xã hội . Tại sao trong 1 lớp học, 1 trường học có những học sinh rất ngoan hiền giỏi bên cạnh những học sinh vô lễ, cá biệt, yếu kém ? Tại sao trong các gia đình có những đứa con ngoan hoặc những đứa hư hỏng ? Thượng bất chính , hạ tất loạn . Cha Mẹ kô biết dạy dỗ con , hoặc nuông chiều, thương con không đúng cách, hoặc không quan tâm gần gủi con cái thì con hư là lỗi do chính Cha Mẹ trước hết .

    Lam đồng ý rằng : ở mỗi trường học , bất cứ loại trường nào , tiểu học, hay trung học , rất nên có ít nhất 1 hay vài chuyên gia tư vấn tâm lý để giải quyết các vấn đề học sinh cá biệt : tìm hiểu , lắng nghe, giải thích chỉ ra cái đúng sai của tró đó & cảm hoá sao cho trò biết nhận ra lỗi lầm và sửa đổi . Trách nhiệm uốn nắn sửa đổi 1 học trò cá biệt nên là sự kết hợp hổ trợ chặt chẻ giữa phụ huynh+ nhà trường+ giáo viên, chứ không thể dồn hết trách nhiệm lên 1 mình giáo viên bộ môn đó được .

    Lam bất đồng với suy nghĩ & quan điểm của bạn ... , đã cho rằng ngày nay chình vì phụ huynh đóng góp chi ra quá nhiều tiền cho học phí , chi phí về vật dụng học tập của con ở trường mà coi nhẹ đi thiên chức của Thầy Cô giáo , cho rằng giáo viên chỉ nên "dạy chữ" là đủ rồi chứ không được quyền "dạy đạo", kô được quyền "phán xét, răn dạy" con "của mình" khi chúng vô lễ hay phạm qui (nội qui & nguyên tắc của lớp trường) . "Dạy kiến thức" thôi là đủ đồng nghĩa với "dạy chữ" . Mà trên đời , có bao giờ ta nghe cái câu " anh làm nghề gì ? Tôi làm nghề dạy học" chứ không ai nói "tôi làm nghề dạy chữ cả . Phụ huynh nên TÔN TRỌNG giáo viên và thiên chức nghề nghiệp của họ . Đồng tiền đóng góp của phụ huynh cho nhà trường là mắc mỏ, là quá phi lý (lẽ ra là không nên tốn 1 xu nào hoặc rất ít bởi việc trang bị vật dụng & chi phí cho lớp học phải là trách nhiệm của nhà trường & xã hội) , nhưng không vì thế mà ta có ý nghĩ rằng ta bỏ tiền ra để "mua" kiến thức cho con & Thầy Cô chỉ là người "bán" 1 cách sòng phẳng như ý của bạn được .

    Không giống với bất cứ nghề nào , nếu trong thẳm sâu tâm thức không có xuất phát 1 tình yêu nghề nghiệp , trên hết là tình yêu truyền đạt kiến thức & tải đạo cho học sinh thì các giáo viên đã không chọn bước vào ngành giáo dục . Bởi cái nghề ''dạy dỗ" này 'rất khó, rất vất vả, lao lực lao tâm lao trí mà phần nhận lại , phần bù đắp, phần tưởng thưởng cho họ thì không xứng đáng , thậm chí quá bất công : đồng lương rất thấp ! Nhà Giáo là những bậc "trồng người" , luôn cho đi rất nhiều mà nhận về rất ít , cho nên chúng ta , phụ huynh & xã hội hãy biết trân trọng họ . Đừng vì những con sâu lá mà ta chặt bỏ cả cành hoặc bứng bỏ cả gốc ! Mọi việc đều luôn có 2 mặt của nó mà chúng ta nên biết nhìn ra cả ưu & khuyết của 1 người, một sự việc .

    Trả lờiXóa
  52. Bai` viet cua? chi. MM ra^t' chi' ly' & chi' tinh` !
    Ca? nhung~ bai` viet / link lie^n quan cung~ co' nhie^u` y' kien' hay dde^? chung' ta lang' nghe & chie^m nghie^m.

    Em cam' on MM .

    Trả lờiXóa
  53. Da., ddieu` em muon' chia se? thi` 1 pha^n` lien quan dde^n' quan he^. To^n Su Trong Ddao. giua~ Tha^y` & Tro` , 1 pha^n` la` ve^` kie^n' thuc' & phuong phap' truye^n` ddat. kien thuc cua? nganh` Giao' duc. , MM a.

    Em chuan bi ddua con ddi hoc. nhac. , toi' nay ne^u' ranh? em se~ viet .


    :)

    Trả lờiXóa
  54. Xa...

    mộng gần gũi mộng xa xôi
    em nam nhạn
    thác xuống trời bắc phong
    hồn anh nầy luống đất nồng
    cho em cày xới vun trồng thương yêu...
    H.G

    (thấy hay hay chôm của H.G đưa vô đây được không Gió?)

    Trả lờiXóa
  55. Cám ơn KL vì em có một cái nhìn khác nữa về những người dạy học ...
    Cuộc sống luôn có nhiều mặt và người ta cũng chẳng ai giống ai .... Mỗi sự việc khi đánh giá cần cả cái lý và cái tình ...L nhỉ

    Trả lờiXóa
  56. Bài viết của MM nói rất rõ những điều cần nói .
    Mọi hiện tượng đôi khi chẳng nói rõ được bản chất vấn đề ..Chỉ khi ta cân nhắc cả lý , cả tình , cả nguyên nhân và hậu quả khi ấy mới thấu tình đạt lý

    Trả lờiXóa
  57. Được chứ sao ko hử NHS , Gió cũng thích những bài thơ nhỏ buồn buồn sâu sắc của HG mà ..

    Trả lờiXóa
  58. Đọc đi rồi đọc lại Zip thấy ngán ngán, chán chán làm sao ấy. Bao nhiêu năm qua đã có bao nhiêu nghiên cứu nghiêm chỉnh về cải cách giáo dục. Nhưng nó, rốt cuộc, chỉ được "ghi" rồi "nhận... chìm xuồng" luôn!

    Trả lờiXóa
  59. Khi mà mọi người đều ngán ngẩm nói đến GD ...có nghĩa là GD sắp tiêu rồi ..!!!

    Trả lờiXóa
  60. Đấy! em thấm thía điều này lắm, vì em đã từng lâm trận và đã từng "chết" lẻ loi!

    Trả lờiXóa
  61. Chị hiểu ..và đọc cái com của UV bỗng cay mắt ... Ôm em cái !

    Trả lờiXóa
  62. Trời! Khi em chưa đọc đến reply của chị, em cũng nghĩ trong đầu một câu y chang! :D

    Trả lờiXóa
  63. Ủa, sao giống hệt chuyện của em vậy!
    Khi em nhắc một học sinh văng tục. Bạn ấy ngơ ngác: em đâu có chửi cô! :O

    Trả lờiXóa
  64. Chị nghĩ đó là cái chua xót tất cả những người thầy đều cảm thấy

    Trả lờiXóa
  65. Chị cũng cảm ơn em, vì qua đó mình biết thêm cách người ta nhìn về ngành của mình, người trong ngành mình. Cũng biết thêm nhiều thứ đáng giá khác ! ;))

    Trả lờiXóa
  66. Buồn chưa ...thế mà ta vẫn phải thứ tha ..vẫn phải im lặng ..
    Có những điều chính vì tấm lòng , vì lòng tổn thương mà ta im lặng . Nếu ta phản ứng ...một cách rất người , sẽ có chuyện ngay thôi !

    Trả lờiXóa
  67. Em kể thêm là bạn ấy người Khmer. Học cũng tốt, tính cũng hiền nhưng có lẽ hành vi đó là thói quen của bạn. Giờ bạn ấy đang học Đại học, chắc đã trưởng thành nhiều! :-)

    Trả lờiXóa
  68. Đúng là đôi khi lũ trẻ hồn nhiên đến thế . Vì là người dân tộc nên ta hiểu hơn tại sao em trả lời vậy UV nhỉ ? . Chị cũng nghĩ ..người thầy trước hết phải có lòng vị tha ... vị tha vì ta đang học cách "dạy người" ,vị tha vì đó là đối tượng mà ta phải cho trước khi nhận lại .

    Vấn đề theo chị thì bây giờ thầy cô ít có thời gian trò chuyện với HS quá , ngay cả bậc tiểu học cũng thề ..có thể do phải đánh vật với những tiết dạy và thời gian quy định , có thể do thầy cô không có thói quen trò chuyện với HS .kinh nghiệm cho chị thấy trò chuyện là một cách để ta hiểu chúng và chúng hiểu ta , nó kéo gần những khoảng cách lại ...Trò chuyện thì có rất nhiều vấn đề : về kỷ niệm thời đi học của mình , về cuộc sống , về những hiện tượng xung quanh ... chị nghĩ đó củng là một hình thức giáo dục cần thiết.

    Chị hay nói chuyện với HS ...và chị thấy mình thành công khi chúng hay kể cho mình nghe nhiều chuyện của riêng chúng ...Đó là cách chị học ở thầy cô chị ngày xưa

    Trả lờiXóa
  69. Chị Gió cũng còn cháy bỏng lòng yêu nghề . Em chả giỏi về giáo dục nhưng thấy học sinh lớp ba mà học thơ Tố Hữu là thua chắc rồi !
    Bởi vậy làn sóng tỵ nạn giáo dục mới lên cao như bây giờ. Thật là môt tội ác khi cha mẹ và con cái đành phải xa nhau vì một môi trường giáo dục quá 'xuất sắc '.

    Trả lờiXóa
  70. Blog Nguyễn Trọng Tạo có bài "Còn ai đọc thơ TỐ HỮU" với lời phi lộ thế này :
    @ NTT: Tố Hữu mấy chục năm làm quan to được giới bồi bút tâng là “ngọn cờ đầu thơ Việt Nam”. Tuy vây, năm 1985 trong một cuộc giao lưu tại Đại học Quy Nhơn, được hỏi về thơ Tố Hữu, tôi đã trả lời rằng: “Tôi không thích thơ Tố Hữu, có thể vì cơ thể tôi dễ bị dị ứng, giống như cá ngừ ngon, nhưng có người không ăn được”. Trong nhiều cuộc trà dư tửu hậu tôi cũng hay đưa thơ Tố Hữu ra đùa: “Thịt với xương tim óc dính liền” là một câu thơ về tai nạn giao thông; “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt” nghĩa là tay làm thì ít mà mắt lườm nguýt thì nhiều; vân vân… Vừa rồi tôi có nhận được 2 giấy mời đi dự 2 cuộc về thơ Tố Hữu tôi cũng không đến vì ngại dễ gây sự không đồng thuận. Nay anh Lại Nguyên Ân gửi đến bài viết này, tôi thấy khá tâm đắc và xin giới thiệu cùng bạn đọc.

    Link: http://nguyentrongtao.org/con-ai-d%e1%bb%8dc-th%c6%a1-t%e1%bb%91-h%e1%bb%afu.xml

    Trả lờiXóa
  71. Giá mà chị ghét nghề chút thì đỡ quá Andropause nhỉ ?
    May mắn là chị không phải nhoài mình ra học VH sau 1975 ...chị không biết nhiều về thơ Tố Hữu và thơ văn của các nhà thơ CM mà cũng ko hề có ý định tìm đọc ngoài những bài phải giảng cho HS .

    Một khi người ta không còn tin vào GD là người ta không còn tin vào nhiều cái khác nữa , phải không ?

    Trả lờiXóa
  72. Cám ơn anh Bu , Gió vừa đọc một mạch bài viết trong link dẫn của anh ...
    Thật ra Gió chưa bao giờ cảm , chưa bao tìm , chưa bao giờ đọc thơ của những nhà thơ văn của dòng thơ CM .Và may mắn hơn là Gió không thuộc thế hệ phải học mảng thơ văn ấy ,ngay cả "Nhật ký trong tù" với Gió cũng hoàn toàn xa lạ ..trừ một số rất ít những bài trong sách GK bắt buộc phải giảng .

    Đọc bài viết xong quả thật là đáng sợ ...Văn học phản ảnh cuộc sống , phản ảnh bản chất , phản ảnh chính kiến cá nhân và con người tác giả , và cứ như thế thì ...TH chừng như không có bản chất của một người làm thơ ...thơ chỉ là công cụ để ông tìm cái khác .. vậy thì thơ ông không thể là thơ cũng là điều rất tự nhiên . Bao thế hệ trẻ đã phải đọc , phải học những bài gọi là thơ ấy ...họ được gì anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  73. Bạn ơi!
    Cảm ơn đã chia xẻ. Vì mình luôn làm như thế nên không nghĩ đó là một chuẩn mực gì đâu. Thật đáng buồn nếu như ngôi trường lại không thề là nơi học sinh gởi gắm niềm tin...
    Chúng ta có thể mong chờ gì vào thế hệ trẻ mà ngay từ những bước chập chững đầu tiên chúng đã phải tự hỏi: Em biết tin vào đâu? Phải không bạn?

    Trả lờiXóa
  74. Đọc comment "thấu tình đạt lý" này của Lam trong một ngày mà Mập vừa phải "tranh cãi" với mọi người về cái gọi là "đạo đức nhà giáo" đến khan cả tiếng, hic! Thấy lòng tự dưng nhẹ đi khi mình đâu là con én giữa đời...
    Nhưng vẫn tiếc, sao không có nhiều hơn!

    Trả lờiXóa
  75. Chị mới sang .. chia sẻ và không dưng tưởng tưởng UV lúc ấy mà xót lòng ... !

    Trả lờiXóa
  76. Chung quanh ta ..hình như niềm tin trở thành dấu hỏi ...buồn thế sao ?

    Trả lờiXóa
  77. Lại tranh cãi đến khan tiếng về một điều dễ hiểu mà khó làm hử M ?
    Én bây giờ đôi khi sợ cả mùa xuân !!!

    Trả lờiXóa
  78. Chưa bao giờ kể lại một cách đầy đủ vì không đủ...sức! :(

    Trả lờiXóa
  79. Những con chim ẩn mình ..vì lẻ loi đấy , giống con chim trong cái pic không ?

    Trả lờiXóa
  80. Ủa ủa. Tưởng "buông ... cục phấn quay đầu thành hưu non" rồi mà!
    Lại ôm zơm zậm bụng mất thôi.

    Trả lờiXóa
  81. "thơ chỉ là công cụ để ông tìm cái khác" đây là nhận xét vô cùng xác đáng, Nó không chỉ đúng với ông TH mà còn với nhiều nhà thơ tiếng tắm trước CM nữa. Rất may cho bạn đã không bị nhồi nhét vào đầu những thứ thơ có động cơ ấy. Cũng nhờ vậy mà hôm nay có một gió thi sĩ, có một gió văn chương đi được vào lòng người đọc..
    Còn những người một thời phải học cái thứ thơ phản thơ ấy được gì? Được một sự ngộ nhận về cái đẹp. được một trái tim cứng nhắc, và một tâm hồn cằn khô như hoang mạc, tiếc thay trong số đó có Bu... huhuhu

    Trả lờiXóa
  82. Yêu cái comment này của Gió đến nao lòng...

    Em có phải là một đứa quá mơ màng không hả Gió?

    Trả lờiXóa
  83. Nghề không còn nhưng nghiệp vẫn vương mang anh langtu ơi ...
    Bảo không quan tâm nữa nhưng nhiều khi tức ..không chịu được ý mờ !!!

    Trả lờiXóa
  84. May thay ... anh Bu được đi nhiều nơi , thấy nhiều điều , suy ngẫm cũng không ít ...để bây giờ có một bulukhin sâu sắc , hiểu hơn về cái đẹp bên trong , vẫn đủ máu hồng cho trái tim dễ rung động , một cái tâm hướng thiện giữa cuộc đời ...không có gì phải tiếc hết anh Bu ơi ... Gió tin rằng ngay cả khi ngộ nhận anh vẫn sống và làm việc bằng trái tim tràn đầy tình yêu con người và mảnh đất mình đang sống ... Cái "ngộ" bây giờ vẫn cần thiết và đáng quý biết bao ... Có lẽ có một thế hệ không ít người như thế .

    Trả lờiXóa
  85. Em mang trái tim nóng hổi đi giữa cuộc sống đang mơ màng thì đúng hơn M ạ !
    Mà ta mơ màng giữa cuộc sống nóng hổi hay ta mang trái tim nóng hổi giữa cuộc sống mơ màng ... đều là bi kịch và là sự hao hụt của ..chính ta !

    Trả lờiXóa
  86. Niềm tin của trẻ nhỏ thì bị cong lại thành dấu hỏi, trong khi niềm tin trong chúng ta thì đã thẳng đuỗn ra thành những dấu than...
    Gió nói đúng, hao hụt tự thân là cái hao hụt không sao bù đắp nổi...
    Cảm ơn Chị "thiên vị" em...

    Trả lờiXóa
  87. Không có gì vật vờ bằng khi ta không có niềm tin hết M héng ... nó giống như người ta chết rồi mà vẫn còn "phải thở" ý !

    Còn chị thiên vị em chỉ vì chị ...thấy mình M ạ :(

    Trả lờiXóa
  88. Những chuyện về ngành GD con không hiểu rõ lắm nên không bàn đến. Về mặt cá nhân, con thích được học vào "thời đại" của mình. Dù thời gian "xưa" không cách xa hiện tại là mấy; Nhưng nếu mang ra so sánh thì rất khác biệt. Ngày đó, tất cả tụi con đều sợ và kính yêu thầy, cô của mình. Ngược lại, thầy- cô cũng yêu thương, quan tâm học sinh một cách chân thành...Con thấy may mắn vì mình thuộc thế hệ ấy.
    Có nhiều chuyện con thấy còn đau đầu hơn, tha hóa hơn...Tuy nhiên, con vẫn mong có sự thay đổi từ ngành GD theo chiều hướng tốt. Thanh thản nha cô Gió.

    Trả lờiXóa
  89. Vâng, chúng còn biết tin vào đâu khi những điều tốt đẹp từ bài giảng của thày, cô, cha mẹ lại khác quá nhiều với thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày.
    bây giờ, ngay cả người lớn cũng còn mất phương hường chứ nói gì đến lũ trẻ .... :((((((((((

    Trả lờiXóa
  90. Bạn trăn trở với những giá trị của một nền giáo dục truyền thống, bạn mong muốn, hy vọng là nó sẽ tương thích với các giá trị của nền giáo dục XHCN!!!!
    Tất cả chúng ta, kể cả các nhà này ... nhà kia ... đều không thể lý giải hay tìm được giải pháp giải quyết cái sự xuống cấp của giáo dục hiện nay ..Vì, ngay cả khái niệm " con người mới XHCN" là như thế nào thì cũng chưa ai hình dung được... :))))
    Và tất cả chúng ta đều ... mơ màng cả .. :))))))))))

    Trả lờiXóa
  91. Cứ như cách một người trẻ như con nói thì ...quả là đáng buồn. vì thật ra con cách lũ trẻ bây giờ một khoảng cách không bao xa ..mà cái nhìn , cách nghĩ , cách hành xử đã khác nhau đến thế đủ thấy đạo đức xã hội đáng báo động rồi đấy , phải ko QA ?

    GD là trách nhiệm của mọi người nó không chỉ nằm trong khoảng sân trường ...nó ở khắp nơi ..nó cần lắm những tấm lòng và những tấm gương trong trẻo

    Trả lờiXóa
  92. Nghe nhan71 nói xong ...hết còn muốn nghe nhạc !!!

    Trả lờiXóa
  93. Ngay cả lúc này con vẫn: "cần lắm những tấm lòng và những tấm gương trong trẻo". Con nghĩ trường học hay xã hội đều cần những tấm lòng. Và tấm lòng ấy xuất phát từ chính trái tim biết yêu, biết trân trọng con người.
    Nếu như, tất cả mọi người đều tâm huyết, nhất quán trong cải cách GD thì chắc chắc sẽ có kết quả tốt đẹp. Ước gì ai cũng giống như cô Gió. :)
    Con có đọc một câu, và lấy nó để an ủi chính mình: "Khi không thể thay đổi thế giới, tôi thay đổi chính tôi". Thay đổi, không phải là a dua theo những cái mình phê phán và trăn trở. Mà là con biết chấp nhận và làm những việc có thể trong tầm tay mình.
    Từ ngày con bắt đầu đi làm, con hiểu có những điều rất khó...

    Trả lờiXóa
  94. Đúng là một việc làm tốt , một tấm lòng tốt , một con người tốt làm ta tin tưởng vào cuộc sống và tiếp tục tự điều chỉnh mình mỗi ngày một tốt hơn ..chỉ tiếc rằng hình như bây giờ ...những gì tốt đẹp đang dần bị chìm khuất !!! QA nhỉ

    Trả lờiXóa
  95. Con vẫn tin là những gì tốt đẹp vẫn còn quanh mình. Có điều là quá ít thôi.:):):)
    Buổi tối nhẹ nhàng, ấm áp nha cô Gió.

    Trả lờiXóa
  96. em gởi Gió coi cái link này một cuộc phỏng vấn ông Phạm Toàn . Bài viết có liên quan đến Giáo Dục (bộ sách GK Chào Lớp Một) & suy nghĩ của ông Phạm Toàn . Một số comments mang tính chính trị nhưng có một số comments liên quan đến Giáo Dục rất hay bên dưới .

    http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7858

    Trả lờiXóa
  97. Ít còn hơn ko hén QA .. Cám ơn con . Cuối tuần vui nghen QA

    Trả lờiXóa
  98. Thật buồn khi là học trò của người " Thợ dạy". Chỉ mong sao sẽ chấm dứt chuyện này. Hãy trả lại đúng vị trí của người Thầy: Dạy chữ và dạy làm người.

    Trả lờiXóa
  99. Quá chán và thất vọng về nghành GD of VN hiện nay.

    Trả lờiXóa
  100. Vị trí người thầy bây giờ rất buồn SK ạ ...Và ngay cả họ nữa đôi khi vẫn có những người thầy tự làm nhạt nhòa vị trí của mình

    Trả lờiXóa
  101. Nghe man nói là chị biết man chán lắm rồi ...chị cũng thế

    Trả lờiXóa
  102. Chị ơi, em là người không "yêu cầu" sự hoàn hảo, nhưng có 3 người mà em nghỉ phải hoàn hảo về đạo đức nghề nghiệp đó là: Nhà giáo, bác sỹ và nhà sư, nhưng cả ba nhà này giờ cũng bị đồng tiền chi phối(dĩ nhiên trừ chị Gió và 1 nhỏ bạn làm cô giáo của em ra, là 2 người em biết còn có tâm với nghề),nhưng cái chính cuối cùng là do nhà nước này định hướng, em nghỉ chắc phải vài 3 thế hệ nữa thì 3 nhà này mới về đúng bản chất nghề của họ. Em thấy thương cho mấy đứa nhỏ sau này quá ah... (Mà sao em vô blog chị wai để đọc bài mới, mà sao em cứ bị chậm cập nhật entry của chị ah? Chúc chị ngày thu ấm áp, chị mà kg ray rứt thì đâu phải là chị nữa nè...

    Trả lờiXóa
  103. Thật ra thì còn nhiều nhà sư , nhiều bác sĩ, nhiều người thầy vẫn còn giữ được cái tâm trong sáng lắm eyre à ...nhưng họ biết cũng không làm gì được nên họ thường ẩn sâu vào đâu đó và cố để làm xong phần việc của mình ...họ là những người không ai biết và ta cám ơn họ , những người tốt còn ở đâu đó ...

    3 thế hệ nữa , có lâu quá và có thể được không khi từ bây giờ chưa có gì chuẩn bị hả eyre ? Thôi thì cả chị và nhỏ cùng hy vọng đi héng ...Chị khoái câu cuối của em thê :"chị mà kg ray rứt thì đâu phải là chị nữa" ... :)

    Trả lờiXóa
  104. Nỗi buồn của một nhà giáo có tâm, em còn đang loay hoay nghĩ về cuộc đời mình và việc nuôi dạy con mình sao cho linh hoạt chị à.

    Trả lờiXóa
  105. "Sáng nay cũng từ cái note liên quan đến GD ở nhà người bạn có ý kiến cho rằng: Ngày nay HS đi học bỏ tiền ra đóng nhiều khoản nên người thầy chỉ nên làm trách nhiệm truyền thụ đủ những kiến thức trên lớp là đủ , việc sai phạm của HS nên có một ban quản lý khác lo , người thầy không có quyền kẻ cả hay định tội ai hết .Tự dưng tôi thấy buồn ….Người thầy nếu chỉ làm chức năng “dạy chữ” thì chẳng phải đó chỉ là “thợ dạy’ sao …?"

    Bao nhiêu thế hệ sẽ phải chịu "hư mất" vì cái note này đây hả Trời!!!

    Trả lờiXóa
  106. Có lẽ nghĩ cách nuôi dạy con mình sao cho phù hợp , sao cho linh hoạt trong thời buổi hiện nay là khó nhất đấy tóc ngắn

    Trả lờiXóa
  107. Cái notes không có gì ...đó là ý kiến trong cái notes thôi Khoai ơi ...
    Nhỏ cô giáo cũng chạnh lòng ..phải hông ?

    Trả lờiXóa
  108. Những vấn đề chị nêu liên quan tới cả những thế hệ sau là con, cháu, chắt mình. Bộ giáo dục bao nhiêu năm cứ quẩn quanh, quanh quẩn chưa tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả chị nhỉ. Chi dâu, em gái em cũng là giáo viên. Lương tâm nghề nghiệp khiến các thầy cô cứ day dứt như chị đó, chị Gió ạ.

    Trả lờiXóa
  109. Cũng chẳng làm gì hơn được muathuvang ơi !

    Trả lờiXóa
  110. Thu tàn , rồi Đông tàng . Có nhiều người viết sai và hiểu sai chữ Đông Tàng này , thành Đông tàn .
    Vạn vật đều , sinh diệt lại sinh . Mùa thu nó buồn man mác vì cái hoài cảm vốn có của không gian , là sự rũ lá phôi phai đi mở đấu cho sự lụi đi để thay đổi . Mùa Đông thì không phải thế . Cây cành trơ trọi , tuyết phủ . . . Nhưng không phải là tuyệt diệt . Sự sống nằm ẩn khuất trong lòng đất tự tích tụ năng lượng cho mìn , nhẫn nại chờ xuân sang , vươn mình bật dậy .
    Ở những xứ sở như châu Âu , điều này rất rõ , ở ta , nếu để ý cũng thấy .
    Cho nên ta luôn bình thản với sự sinh diệt ấy . Ở bạn Gió , mình cho rằng bạn nên tìm cách để có một sức khỏe tốt làm cái gốc cho những cảm xúc . Người ta nói yếu thì không ra gió , còn ở đây Gió thì không nên yếu . . . khà khà khà .
    Những nỗi buồn thuộc về phạm trù lớn xã hội như một khu rừng quốc gia rối rắm chằng chịt gai góc dây leo . . . Mỗ người đều cố tìm cách gỡ , nhưng đó là chuyện lâu dài , hãy cố giữ cho mình thanh thản . . .

    Trả lờiXóa
  111. Úi trời đọc com của Bác bắp ...nhẹ cả lòng bởi tự dưng Gió phát hiện mình đúng là người "yếu mà hay ra gió" trong khi lý ra mình phải cố để "gió thì không nên yếu" hà hà hà

    Nhưng bác Bắp ạ không nghĩ linh tinh thì Gió lại không là Gió ...nên đúng là khi ta khỏe mọi cảm xúc đều nhẹ nhàng ...Cám ơn chia sẻ của bác vì ... luôn luôn thấy cuộc sống nhẹ nhàng từ những suy nghĩ lạc quan của bạn Bắp hehehe

    Trả lờiXóa

  112. Đi ngang qua siêu thị Maximark Nha Trang những ngày này thấy treo trước mặt tiền một tấm băng rôn: "Nhớ người dạy chữ" (ảnh). Tôi chưa kịp suy nghĩ thì nghe một em nhỏ hỏi mẹ: "Người dạy chữ có giống thầy cô dạy con ở trường không mẹ?”. Bất giác tôi thấy một nỗi buồn trong tâm khảm: chẳng lẽ các giáo viên chúng ta hôm nay chỉ còn là "người dạy chữ" chứ không còn là “kỹ sư tâm hồn” mà cha ông ta lâu nay gọi kính trọng là thầy cô? - Tin, ảnh: QUỐC DŨNG đã đăng với tiêu đề: Thầy cô = “người dạy chữ”?
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/411253/Xin-dung-goi-chung-toi-la-nguoi-day-chu.html

    đau thật chị Gió àh....

    Trả lờiXóa
  113. Đau hả bạn susumisa ?
    Tôi giờ dường như không có cảm giác đau vì câu chữ người ta dành cho những người dạy chữ hay những người giống như thầy cô nữa ... vì thật ra nếu ta nghiền ra cho kĩ thì còn bao điều đau hơn nữa mà thường chẳng ra câu chữ nào cho thân phận người thầy ...

    Thật ra , bây giờ dùng từ "kĩ sư tâm hồn" cho những người mang chữ đem gieo quả thật là đôi khi người nhận thấy xấu hổ _ tôi cảm thấy thế_ tâm hồn lũ trẻ bây giờ đâu hẳn do "người kĩ sư ấy" nhào nặn ...? nó là sản phẩm của "công nghiệp dạy dỗ ...y như khi người ta nuôi gà công nghiệp vậy ...Ta không làm được gì ...thân phận người thầy giờ buồn lắm ...vì thế họ gọi là gì cũng thế thôi susumisa ạ

    Dù sao ..cứ thấy thêm 1 người biết đau cho GD ...tôi vẫn mừng . Cám ơn bạn lắm

    Trả lờiXóa