Trang

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Như thế được gọi là tham nhũng ..?


THAM NHŨNG

 

Một anh bạn giáo viên gọi điện đến, giọng thì thào ra vẻ rất căng thẳng: “Ông này, tội tham nhũng nghe nói xử nặng lắm phải không ?”

-         Vấn đề là mức độ thế nào. To thì dựa cột, nhỏ tẹo thì treo. Nhưng quan trọng hơn hết là người đời chê cười, con cái luôn sống trong mặc cảm…

-         Ai cũng sợ nhất là cái “bia miệng” ngàn đời.

-         Nhưng sao hôm nay  ông lạ thế ? Mọi ngày nghe ông mạnh mẽ lên án tham nhũng lắm, sao giờ cứ thì thì thào thào vậy ?

-         Chỗ thân tình tui dốc gan ruột ra tâm sự với ông, xem có cách gì gỡ cho tui với…

-         Cái nghề giáo của ông có chuyện gì đâu mà căng thế ? Hay có dính dáng gì không tới vụ mua bán bằng cấp ?

-         Trời ơi, không có đâu . Nhà tui ba đời làm nghề gõ đầu trẻ , làm thế ông bà về vặn cổ cho đấy.

-         Hay lỡ nhận tiền ai đó để chạy trường ?

-         Không …không có đâu. Ông biết tui rồi làm gì dám như thế…

-         Vậy thì chuyện gì, nói thẳng toẹt ra đi để người ta liệu giúp.

-         Tui…tui…tui…dạy thêm.

-         A! Thiệt tội mấy ông , ai đời dạy thêm lại bị liệt vào hàng tham nhũng .Và cũng tội cho mấy ông ngoại tham nhũng , bị hạ xuống chung xuồng với mấy ông!

                                                  BÚT BI

                                                      ( Báo Tuổi Trẻ Thứ sáu ngày 4/6/2010)

 

Thú thật là tôi không nhịn được cười khi đọc đoạn đối thoại trên mặc dù biết là nó chỉ là một mẩu đối thoại hư cấu …Cười to đấy như khi đọc truyện cười _ mà tôi thì vốn không mặn mà gì lắm với truyện tiếu lâm nên  cười mà cứ như khóc ấy . Hôm rồi được đọc nội dung tin : Dạy thêm học thêm được đưa vào chủ đề chống tham nhũng là tôi đã nửa buồn cười , nửa ngạc nhiên .

 

 

Theo thông tin, tại buổi  “Hội nghị đối thoại chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục” ngày 28/5 /2010 tại Hà Nội thì việc dạy thêm học thêm , tình trạng thi cử , việc thu phí là ba chủ đề lớn được tập trung bàn thảo  . Tôi không biết việc bàn thảo cuối cùng thế nào …nhưng cứ thầm hỏi : rồi thì có bao nhiêu thầy cô giáo sẽ nằm trong danh sách những người tham nhũng trong Giáo dục _ trong đó có tôi _ Tôi cho là để đi đến một quyết định mang tầm vĩ mô như thế thì người ta cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi hạ bút, cũng cần tìm hiểu tại sao lại có tình trạng dạy thêm học thêm ? và có phải việc dạy thêm học thêm chỉ toàn là mặt tiêu cực hay không ?

 

 

 

Hơn ba mươi năm làm nghề trong đó rất nhiều năm _ cùng các đồng nghiệp _ tôi cố gắng chèo chống để sống với nghề , sống với tất cả nhiệt huyết và tình yêu trong trẻo với cái nghiệp do chính mình lựa chọn và ước mơ. Ở cuối thập niên 70 và 80 không có khái niệm học thêm …vì thế cũng không có việc dạy thêm.

 

 

Những năm đó là những năm ngành còn nhiều khó khăn , đồng lương giáo viên không đủ để nuôi chính mình chứ đừng nói chi đến nuôi gia đình . Tôi nhớ có những đồng nghiệp của mình sáng đi dạy tối về đạp xích lô …có hôm gặp phụ huynh học sinh cứ phải kéo nón xụp xuống che mặt , có người ra chợ ngồi bán rau muống buổi sáng ,trưa tất tả về đi dạy ..móng tay chưa kịp rửa kỹ còn xanh nhựa rau , có người lấy bánh thuốc về vấn thuốc lá đem bỏ cho từng chủ quán chính là cha mẹ học sinh mình , có người đạp xe gần chục cây số lấy bánh kẹo rảo quanh bỏ mối rồi vồ xấp vập ngửa vội vàng về cho kịp giờ lên lớp ….

 

 

Người thầy lúc ấy sao mà tội nghiệp .. tội nghiệp vì những cái nhìn thương cảm của cha mẹ học trò …Học trò lúc đó sao mà tội nghiệp , tội nghiệp vì chúng  chỉ được hưởng một nửa cái tâm của người thầy ,một nửa thầy phải gởi cho đời cơm áo …vì thật ra không thực thì lấy gì vực đạo , việc phụ đạo học sinh yếu chỉ được làm qua loa cho có , thời giờ đâu mà ngồi ôm lũ học trò yếu trong khi lũ con mình ở nhà khóc la vì đói …?

Tôi nhớ có năm làm tổ trưởng chuyên môn một khối lớp gồm 14 lớp, lớp nào cũng gần 50 học sinh , riêng lớp tôi là 54 em …Dù đã cố gắng làm hết trách nhiệm của mình, thậm chí tôi tập trung số học sinh yếu của cả khối rồi cùng cô tổ phó phụ đạo 2 buổi trong một tuần … cuối năm học, cả khối cũng có gần hai lớp học sinh lưu ban.

 

 

Lúc ấy cũng chẳng ai hoạnh họe tại sao học sinh lại ở lại nhiều thế , chẳng ai đánh giá  thi đua , chẳng ai nghiêm khắc phê bình , thành tích cá nhân và nhà trường không vì thế mà bị rêu rao hay bị khiển trách vì đó là tình trạng chung của toàn ngành . Học sinh học yếu thì ở lại ,phụ huynh học sinh xem chuyện ấy như một chuyện tự nhiên , không xin xỏ, không phàn nàn , danh hiệu học sinh giỏi hay học sinh tiên tiến hiếm có lắm trong một lớp học chứ không nhiều lềnh khênh như bây giờ, chuyện ấy cũng bình thường như mặt trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây .

 

 

Thế thì từ lúc nào và tại sao việc dạy thêm học thêm lại trở thành ‘vấn nạn” rồi bây giờ lại mặc thêm cái áo sọc có 2 chữ “tham nhũng”to đùng ?

 

Tôi cho là có rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân cơ bản thứ nhất là nội dung chương trình ở từng cấp học .Ngay ở bậc tiểu học, ai đã là giáo viên dạy những lớp cuối cấp sẽ hiểu rằng suốt một năm học cả thầy và trò sẽ phải đánh vật với chương trình Toán và Tiếng Việt đến bở hơi tai chưa kể những môn học khác mà môn nào cũng có những đòi hỏi thực ra cao hơn cái gọi là chuẩn kiến thức . Kiến thức thì nhiều , thời gian luyện tập thì ít ,bên cạnh đấy thầy trò vừa dạy vừa học lại vừa cong đuôi vì hàng đống những phong trào mà hầu như tháng nào cũng có từ những ngày lễ được gọi là “kỉ niệm” .Vậy để đạt được việc “dạy tốt học tốt” , có thêm thời gian cho học sinh rèn luyện những kiến thức được học , dạy thêm học thêm bắt đầu có mặt .

 

 

Cái nguyên nhân thứ hai mà ta nghe rất quen tai những năm gần đây là căn bệnh thành tích dù đã cố gắng chữa nhưng dường như không thuyên giảm bao nhiêu của ngành . Vì thành tích , cấp trên đưa chỉ tiêu cho cấp dưới , phong trào chống bệnh thành tích rầm rộ thế ..nhưng thử đi sâu vào sẽ rõ chỉ tiêu vẫn cứ đập vào đầu người thầy , đập vào lòng tự ái của ban giám hiệu từng trường , bao giờ cũng là từ 40 – 45 % học sinh giỏi , 50 % tiên tiến ( ở cấp tiểu học ) và bằng mọi cách để giảm đến không có học sinh lưu ban . Ở tiểu học, học sinh yếu có thể thi lại những ba lần … thử tưởng tượng một HS thi lại đến lần thứ ba xem …nếu có lên lớp thì các em sẽ học thế nào ở lớp tiếp theo …?

 

 

 

Bên cạnh đấy, chẳng hiểu sao bây giờ có nhiều quý vị cha mẹ học sinh mê danh hiệu học sinh giỏi của con em mình còn hơn chính bọn trẻ đến thế , có thể đó chỉ là lòng tự ái với đồng nghiệp khi ngồi đấu láo khoe khoang thành tích học tập của con mình hoặc những phần thưởng từ cơ quan dành cho con CBCC cuối năm mà con mình không được …cũng làm mình quê mặt Hơn nữa, phần đông cha mẹ các em đi làm cả ngày không có thời gian kèm cặp các em nên việc nhờ thầy cô mà mình tin tưởng cũng là một nhu cầu mang tính xã hội không có gì là bất hợp pháp .

 

 

 

Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân tế nhị nhưng không thể không nhắc đến là hiện nay người thầy vẫn còn quá khó khăn với đồng lương từ sức lao động của mình .Chuyện đến bao giờ người thầy có thể sống được bằng lương là chuyện của nhà nước lớn và bây giờ , khi mà “lời hẹn thề vẫn chỉ là những cơn mưa …” thì phải chăng việc sống được bằng chính nghề mình một cách trong sáng và có tâm là một việc làm chính đáng và hợp pháp ?

 

 

Dĩ nhiên không phải là không có những người thầy xem việc dạy thêm là một cách làm tiền để rồi tìm đủ mọi cách bắt học sinh phải tìm mình xin học …nhưng cũng không thiếu những người thầy xem đó là một việc làm chính đáng và họ làm bằng hết trách nhiệm của mình để có thể sống và tiếp tục làm nghề . Tôi biết có những người đã từng dạy không lấy một đồng nào cho không ít những học sinh nghèo trong một lớp học thêm có nhiều học sinh con nhà khá giả trong nhiều năm liền như vậy .

 

 

 

Ta thử đặt tình huống nếu bây giờ cái được gọi là “vấn nạn dạy thêm học thêm” được dập tắt .. có hẳn đó là điều mong mỏi của tất cả cha mẹ học sinh ? có hẳn là đánh đổ được một tiêu cực trong ngành ? có chắc là chất lượng học sinh giữ được như thế này với những lý do tôi nêu trên ? Ngoài ra , khi chưa thể quản lý được những gia sư  tự do không có chuyên môn , những trường tư thục chưa hẳn có chất lượng , thì việc chính người thầy sống bằng sức lao động và nghề mình nhằm củng cố kiến thức cho học sinh hỏi có gì không chính đáng ????

 

 

 

Tôi nghĩ vấn đề không phải là đánh ngã nó – cái vấn nạn dạy thêm học thêm ấy - bằng cách này hay cách kia mà vấn đề là ta nghĩ cách tháo gỡ những nguyên nhân sinh ra nó và những cái xấu lẩn khuất trong nó. Mà cho dù có muốn đánh chết nó thì gán cho nó cái tội “tham nhũng” ..quả thật là buồn cười .

 

 

 

104 nhận xét:

  1. Giờ này chị còn chưa ngủ? Tội nghiệp những thầy cô thật sự có lòng của nước mình, đã phải chịu đựng trong 1 môi trường giáo dục đầy tệ trạng, đời sống khó khăn bây giờ lại thêm cái ... tội tham nhũng!!!

    Trả lờiXóa
  2. Thì bực mình quá ngồi viết một lèo đến giờ đây H ơi .... Ta nói để hy vọng phần nào không ấy mà .

    Trả lờiXóa
  3. Bắt gặp Gió thức đêm đẩ viết về tham nhũng nha hehheheh

    Trả lờiXóa
  4. Anh là chuyên môn chọc quê Gió nghen ... Về là kêu chó cắn cho biết

    Trả lờiXóa
  5. Viết cho vơi thôi Gió nhỉ, chứ tham nhũng là một cơ chế rồi ..... làm sao hết được hheheh

    Trả lờiXóa
  6. Hehehehehe sợ quá kêu Gió cắn GG huh hehheheeh

    Trả lờiXóa
  7. Sao lại gọi là cơ chế anh ..hy vọng nó là hiện tượng ..Nhưng anh cũng cho dạy thêm là tham nhũng hả ?

    Trả lờiXóa
  8. Chị thức khuya quá vậy? Thôi đừng bức xúc, bực mình mà hãy ngủ đi nha chị!
    Em đang ngủ mà chẳng ngủ được, bật dậy. máy đang mở ngó vô thấy chị nên còm 1 phát rồi ngủ tiếp. Hihi
    Ngủ ngon chị nhé!

    Trả lờiXóa
  9. Chị Gió, những năm xa xưa, tôi phải học thêm cua toán, cua lý, cua hóa của các thầy đang dạy giờ chính trong lớp (thường thì giờ dạy trong lớp chính chỉ lý thuyết nên mình cần học thêm và các thầy cũng cần kiếm thêm).

    Dạy thêm bây giờ nghe nói hơi khác: Thầy cô "bắt" học thêm, nhưng không phải thầy cô nào cũng làm thế.

    Tham nhũng là lạm dụng của chung làm của riêng. Còn dạy thêm không nên xem là tham nhũng vì các thầy cô cũng phải dùng giờ, sức lực, tâm trí...

    Trả lờiXóa
  10. Đúng đó chị Gió. Còn nước còn tát. Viết còn mực là còn cứ viết. Còn thức là còn xả xú bắp. Hổng viết, hổng nói "người ta" tưởng mình nhiệt liệt ủng hộ. Chúc chị ngủ ngon.

    Trả lờiXóa
  11. Chị cũng ngủ đây ..Thanks Núi ..giá mà ta ko bức xúc nhỉ ...chỉ có thể làm những chuyện vớ vẩn chút có lẽ nhẹ lòng hơn ...Núi héng

    Trả lờiXóa
  12. Cái điều mình muốn nói đây này ... Hãy định nghĩa từ THAM NHŨNG .. D nói hộ thích quá ...thanks nhiều

    Trả lờiXóa
  13. Viết với tấm lòng vì nghề , vì học trò , vì mình , vì tổ quốc thân yêu VĐH héng

    Trả lờiXóa
  14. Dạy học là một nghề cao quí , ai chọn con đường đó và đi trên con đường đó đều là những người tâm huyết và yêu trẻ . Từ hồi chị chọn làm cô giáo có ai dạy thêm học thêm đâu ? Vì xã hội phát triển và yêu cầu của cha mẹ mới ra như thế mà bây giờ lại bị qui chụp như thế thì thật là bất công . Chị ngủ chưa đó ? Ngủ ngon nhé chị yêu !

    Trả lờiXóa
  15. giá mà có ai đó dịch quyển sách này cho các ông lớn, các bà lớn đọc thì phước lắm!
    http://ee.sharif.edu/~commi/Comm1_files/SevenHabits.pdf

    Trả lờiXóa
  16. Lạ nhỉ, dậy học mà cũng là tham nhũng!!! Chỉ ăn cắp cuả công như những tên tai to mặt lớn, chóp bu mới gọi là tham những chứ. Chết thật, xã hội có những công bộc mà không biết tham nhũng là gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
  17. " tại sao lại có tình trạng dạy thêm học thêm ? " Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. Thày thì giảng dậy thiếu nhiệt tình, thiếu lương tâm nghề nghiệp, thiếu đạo đức nhà giáo ......( có cả lỗi do trình độ yếu kém của thày, cô ). Trò thì lười học, đua đòi, ham chơi và pháp luật không nghiêm nên mới như vậy.

    Trả lờiXóa
  18. Các bác lãnh đạo thâm thế nhỉ!

    Hạ bệ tất cả những bộ mặt to lớn, thường xuyên đi trong tư thế gập người, xuống ngang hàng với lão thấy giáo có đồng lương quèn!

    Trả lờiXóa
  19. Trong một số trường hợp, vẫn có thể gọi dạy thêm là tham nhũng! Tham nhũng giờ giấc lao động ở trường, ở cơ quan.
    Đối với một số trường hợp, đó cũng là một hình thức ăn cắp!
    Ai chịu hệ quả?
    Tiền thuế của dân được trả cho những ông thầy không làm việc đúng chức năng của mình. Hàng tháng vẫn lĩnh lương đầy đủ dù không làm việc hoặc chiếu lệ. Trong khi đó lo tổ chức cho lớp riêng rất đàng hoàng chu đáo. Chưa kể có những mánh lới, biện pháp buộc học sinh đi học thêm.
    Giáo viên ở ĐH không làm đúng chức trách của mình: nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực.., lĩnh lương nhưng không làm việc chỉ lo dạy thêm hoặc làm một số ngành nghề khác.... Từ đó đẻ ra sự dối gian, kèn cựa với người làm việc thực sự..Đó đúng là hình thức tham nhũng.
    Lẽ dĩ nhiên có nhiều trường hợp DẠY THÊM cần phải xét cụ thể không thể đánh đồng tất cả.
    Cái tham nhũng lớn nhất hiện nay phải nằm ở vị trí người có quyền hành chứ không phải giáo viên. Đặc biệt là hiện tượng tham nhũng trong các dự án....

    Trả lờiXóa
  20. Ai ở trong chăn mới biết chăn có rận! Có thể môi trường của Gió, không biết được những điều...đàng sau cái gọi là dạy thêm.

    Trả lờiXóa
  21. " Thượng bất chính, hạ tắc loan."
    Viêt nam hiện nay, tham nhũng không phải là vấn nạn, mà là quốc nạn!
    Sao lại trách Đa đa?? ha ha ha

    Trả lờiXóa
  22. Mỗi thời gian thì nhu cầu lại khác nhau hoaloaken ạ ...Cái gì cũng có hai mặt tốt xấu , còn cái tâm người thầy nữa ?

    Trả lờiXóa
  23. Rảnh mình sẽ vào thử trước khi người nhớn đọc nhé HXV

    Trả lờiXóa
  24. Nhiều người biết chứ anh !! hihihi

    Trả lờiXóa
  25. Cũng ko chỉ bắng đấy không đâu bác HD ạ . cám ơn bác

    Trả lờiXóa
  26. Đúng là cách nói thế có vẻ ko ổn DĐ nhỉ ...

    Trả lờiXóa
  27. Vậy có chắc những thầy cô không dạy thêm là không "tham nhũng" kiểu trên không linalol ? Gió nghĩ việc ăn cắp giờ lao động, không hết lòng vì công việc nó là hiện tượng ko hẳn chỉ có trong ngành GD ..nó thuộc phạm trù khác, phạm trù trách nhiệm và đạo đức của công chức , nó được gọi là "thiếu lương tâm nghề nghiệp" Vì thế không thể xem "dạy thêm" là tham nhũng .

    Dĩ nhiên ta phải xét từng trường hợp như Gió nói trong bài ... Gió biết nhiều trường hợp và nhiều mánh lới của những người thầy vô lương tâm tìm mọi cách để bắt HS đi học thêm ...hiện tượng này có lẽ có nhiều ở cấp THPT và Đại học nhưng có phải là tất cả những người thầy dạy thêm đều như thế đâu ? Gió chắc rằng trong rất nhiều trường hợp "dạy thêm" vẫn mang lại những kết quả tích cực và nó là hiện tượng đã có từ lâu rồi chứ ko phải bây giờ mới có ..chỉ là hồi ấy ko gọi là dạy thêm học thêm thôi .

    Vấn đề không phải là quy chụp mà là tháo gỡ , vấn đề không phải nắm đầu một số hiện tượng rồi gán cho nó một bản chất , vần đề không phải chỉ nghe một vài tiếng rên la rồi chích thuốc vấn đề là tìm ra được căn nguyên của căn bệnh , ta chữa bệnh cho người bị bệnh chứ không phải đem thuốc rồi đè tất cả ra bắt uống .

    Như Gió nói trong bài nếu việc làm bị coi là "tham nhũng " này được nhổ bật gốc nhá ..thì có chắc hiện tượng như linalol nêu chấm dứt ko ? Có chắc chất lượng dạy và học tốt hơn không ? Có lẽ ngành cần một hội thảo khác lớn hơn đấy !!!

    Trả lờiXóa
  28. Rất đồng cảm và chia sẻ với Chị Gió, chuyện dài nhiều tập chị nhỡ mà chỉ có những người trong "chăn" mới thấu hiểu.
    Kể cho chị và mọi người nghe một câu chuyện có thật 100% như thế này: Tại một trường THCS khá nổi tiếng của thành phố mình, vào một buổi chiều, Một số giáo viên lớp 9 được hiệu trưởng lệnh triêu tập vào trường gấp, mọi người hộc tốc chạy vào vì không biết chuyện gì, vào đến nơi tất cả GV được hiệu trưởng chỉ đạo là phải điều chỉnh điểm cho một số HS vì thiếu điểm không thể tốt nghiệp được (lớp 9 bi giờ không thi tốt nghiệp mà là xét tốt nghiệp) Việc điều chỉnh như thế thì tỉ lệ tốt ngiệp của trường là 100%. Hết chuyện, mọi người tự suy nghĩ nhá.
    Bình luận của riêng SL: Nếu đứa học sinh nào cũng biết chuyện này thì sẽ chẳng việc gì phải lo học cả vì không học thì cuối năm cũng được tốt nghiệp.

    Trả lờiXóa
  29. Chị thân yêu, bố em là giáo viên dạy Toán, khi còn sống vẫn hàng ngày đạp xe đi khắp nơi để dạy gia sư dù đã có lương hưu, ít ra thì việc kiếm tiền nhờ dạy thêm cũng đem lại cho gia đình em một cuộc sống không quá khó khăn. Em thấy trân trọng những tháng ngày đó. Nghĩ lại thấy thương bố!

    Trả lờiXóa
  30. Đúng là chuyện cười, dạy thêm mà gọi là tham nhũng .

    Ngày xưa em đi học , em cũng có học thêm, nhưng ngày ấy thầy cô dạy thêm 1 phần cũng là cải thiện kinh tế gia đình, nhưng cũng là vì học trò thôi, kèm thêm cho các em nó. Học phí thì thu không bao nhiêu, vì học trò ngày đó ai cũng nghèo mà, có em không có tiền đóng học phí thì cô vẫn cho vào học như thường. Đến nhà các cô học thì càng thương các cô hơn. Cô nào cũng làm kinh tế ở nhà thêm, có cô trồng rau, nuôi heo thêm ở nhà. Vì với đồng lương giáo viên thì sao mà sống nổi.
    Ngày càng phát triển, nghề giáo cũng thế mà thay đổi. Nhưng em vẫn tin những thầy cô giáo luôn có cái tâm với nghề, họ vẫn sống rất đạm bạc với nghề của họ và rất yêu thương các em học trò bé nhỏ.

    Trả lờiXóa
  31. Đất nước tui ...thon thả giọt đàn bầu phải ko Già ?

    Trả lờiXóa
  32. Vấn đề là thầy cô có chịu sửa điểm ko SL ạ ... gặp chị chắc lại nảy sinh mâu thuẫn .Chị nhớ có lần làm giám khảo chấm môn Văn một kì thi HS giỏi cấp thành phố . ông Phó chủ tịch hội đồng chấm mang bài một HS xuống xin chị cho thêm 0,5 điểm chị dứt khoát không cho và đủ lý lẽ chứng minh tại sao chị ko cho ... Cuối cùng ông ấy phải chịu mang bài về ...nhưng từ đấy ông ấy ( Hiệu trưởng một trường trong Quận) rất ko thích nhìn chị mà chị thì cứ thấy ổng là ...cười .

    Tiêu cực thì khắp mọi nơi , ăn thua là mỗi người dám nói ko với nó SL ơi

    Trả lờiXóa
  33. Bảo các thầy các cô dạy thêm là tham nhũng thì vô lý hết chỗ nói. Từ điển Hán Viết giải thích: “Tham nhũng (Quan lại) Lợi dụng quyền hành để nhiễu dân và lấy của dân”.
    Đằng này giáo viên bỏ công sức ra truyền đạt kiền thức cho học trò, bố mẹ học bù lại công sức đó cho thầy cô sao gọi là tham nhũng? .
    Chưa nói đến chữ tham, riêng chữ nhũng ( 宂 ) không thôi đã thấy lù lù hình ảnh ông quan. Phần trên chữ nhũng là chữ miên ( 宀 ) chỉ cái ô quyền lực, dưới ô che là chữ kĩ (几) tức cái ghế. Ngồi trên ghế quyền lực để bòn rút của dân phải là quan chứ sao lại là các cô, các thầy??

    Trả lờiXóa
  34. Đọc commment của em chị cứ nao nao lòng như thấy trước mắt chị một thầy giáo già về hưu vẫn nhọc nhằn sống với nghề mình ...không những sống mà còn mang đến sự sống và tương lai cho nhiều người khác là con cái mình ....

    Điều ấy có gì là không đúng ditmuot nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  35. Cám ơn em ... chị tin thầy cô em sẽ rưng rưng nước mắt khi biết còn có những đứa học trò nhỏ của mình ngày xưa vẫn nhớ những điều mà thường bây giờ người ta rất dễ quên ... Hiện nay bên cạnh số ít những người thầy chỉ là người mua bán chữ một cách sòng phẳng với chính học trò mình thì vẫn còn nhiều lắm những người thầy giống thầy cô em khi xưa ..

    Cám ơn tấm lòng của em hoasen ạ

    Trả lờiXóa
  36. Thế đấy anh Bu ... Thế mới buồn cười . Sáng nay nói chuyện với một người bạn cũng là giáo viên ...cô giáo ấy cứ hỏi đi hỏi lại : Phải thế ko chị ? Phải thế ko chị ? Sao kì cục vậy ? Mọi chuyện kì cục vẫn có thể xảy ra ...

    Có lẽ tại vì ông thầy cũng có cái ghế dù chỉ là cái ghế gỗ anh Bu ạ ...

    Trả lờiXóa
  37. Giờ mới biết là chị cũng thuộc hàng tham nhũng đấy !

    Trả lờiXóa
  38. Đang tập thói quen đọc com của bạn nè Gió.. hihi.. mọi người nêu nhiều ý rồi. Với chị thì mấy ông nhà mình mồm mép lâu lâu lại nêu lên những vẫn đề chẳng ăn nhập gì, như làm đường cao tốc lại liên quan gì đấy đến IQ.. tham nhũng tập trung vào những tai to mặt lớn có chức có quyền, chứ một người nghèo kiết xác thấp cổ bé họng thì tham nhũng gì chứ. Bắt bực quá!

    Trả lờiXóa
  39. dạy thêm là nhu cầu bình thường của XH nhưng ở mức độ như hiện nay là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục đang xuống cấp trầm trọng mà những nguyên nhân chị Gió đưa ra thật là chính xác. Nhưng coi dạy thêm là tham nhũng thì thật nực cười và .. vô trách nhiệm, nó như là chuyện tiếu lâm chỉ có ở mấy ông sống trên .. thượng tầng khí quyển .. :)).
    Nền giáo dục hiện nay như là ... mất phương hướng. Tất cả các vấn đề từ chương trình, nội dung dạy, chiến lược, chính sách, đội ngũ giáo viên, các biện pháp .. đều mơ hồ, lộn xộn ... như con đường .. gập gềnh, đầy ổ gà ổ trâu và uốn lượn không biết đi về đâu :((((((

    Trả lờiXóa
  40. Ông phó chủ tịch hội đồng thi thì lâu lâu chị mới gặp một lần, còn đây là người QL trực tiếp của các GV kia, họ phải đối mặt hàng ngày, "sinh mạng" của họ nằm trong tay người kia, vậy theo chị họ có sửa hay không?
    Vấn đề em muốn nói ở đây là các bác nhà ta từ trên xuống dưới cứ hô hào không chạy theo thành tích nhưng thật ra là chỉ nói miệng thôi, bệnh này khó bỏ lắm.

    Trả lờiXóa
  41. sao vẫn có những người .. vô ... tư ... như thế, nhỉ .. :(((

    Trả lờiXóa
  42. Cuốn " The 7 Habits of Highly Effective People " của Stephen Covey đã được ít ra là hai người dịch ra Việt ngữ .

    Cuốn thứ nhất do một người Đại Hàn gốc Việt , con cháu Bạch Mã Tướng Công , tức Hoàng Tử họ Lý khi xưa đã phải biệt xứ sang đó . Cuốn này hơi khó đọc vì viết theo tiếng Việt quá cổ.

    Cuốn thứ hai do người trong nước dịch mới vái năm trước , tương đối dễ đọc hơn ; có bán tại các tiệm sách bên đó .

    Theo CB biết thì để chuẩn bị xin gia nhập WTO , Nhà Nước đã cho 8,000 cán bộ học cuốn này . Không biết học xong , họ có được phép hành không nữa ?

    Trả lờiXóa
  43. Có gì nhớ gỡ cho chị nghen LY ....

    Trả lờiXóa
  44. Thế đấy ...ta mới luôn miệng : Ngạc nhiên chưa !!!! Phải ko chị ?

    Trả lờiXóa
  45. Giống người hành tinh chứ gì ...phải ko HM ? Chị cũng muốn nói thế ...cái làm bây giờ ko phải bắt đầu từ tìm ra căn nguyên đưa đến thực trạng như thế

    Trả lờiXóa
  46. Chị thì không . Thật đấy, bởi theo môt cách nào đó sinh mạng người kia cũng nằm trong tay chị ...nếu cần ta cứ căng với nhau đến cùng .

    Chị thuộc loại đấu tranh mềm mỏng mà kiên quyết SL ạ . GD giờ có nhiều điều nhạy cảm ...Chính vì GV mình đôi khi cần sự yên ổn nên việc mấy ông hô hào nó thành lời chỉ để hô hào thôi. Một Đỗ Việt Khoa ra đi cũng là một tiếng kêu ...đôi khi không mang đến điều gì tốt đẹp hơn ...nhiều lúc nó lại là tiếng chuông cảnh báo làm người ta chùn bước ... Thật lo !

    Trả lờiXóa
  47. Cô đó dữ lắm nghen ...coi chừng cái lỗ tai HM đấy . Vừa nãy cô giáo hỏi thăm HM dạo này có ngoan ko đấy !!!

    Trả lờiXóa
  48. 8000 người đó ko có Gió anh CB ơi vì Gió ko là cán bộ.... Hôm nào Gió vào đọc thử xem có ngộ ra điều gì mới mẻ không ?

    Trả lờiXóa
  49. @Gió: Thì đã nói TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RỒI MÀ! Bởi vì Gió viết tiêu đề như vậy thì dẫn đến phủ nhận DẠY THÊM không là tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  50. Có thực sự những tất cả những người dạy thêm là người có chuyên môn giỏi hay không? Chưa chắc đâu bạn ơi!
    Theo tôi, dạy thêm nó cũng tương đương như mở quán cà phê, đi bán rau, mở quán tạp hóa, mở khách sạn...v.v..và nhiều nghề khác nữa.
    Giáo viên dạy thêm cũng giống như bác sĩ khám bệnh. Vậy thì bác sĩ khám tư cũng là tham nhũng vậy.
    Người giáo viên bằng năng lực, chuyên môn của mình để kiếm thêm thu nhập thì không thể gọi là tham nhũng.
    Nhưng có những trường hợp có thể khẳng định dạy thêm cũng là một hình thức tham nhũng.
    Vậy thì vấn đề không phải ở chỗ dạy thêm mà vấn đề ở chổ cái động cơ dạy thêm và điểm dừng của nó.
    Chẳng qua người ta đang hướng dư luận qua một hướng khác để tránh chỉa vào hướng có thể ảnh hưởng đến người ta mà thôi.

    Trả lờiXóa
  51. chị nói là em rất ngoan nhé .. :))

    Trả lờiXóa
  52. Cuốn sách này rất hay , đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng và bán trên 48 triệu cuốn [ năm 1998 ] . Cách đây trên 20 năm Covey Center thường có những khóa huấn luyện 18 tiếng kéo dài 4 đêm 3 ngày .

    Các khóa huấn luyện [ hội thảo ] thường có từ 600 đến hơn 1000 học viên , cấp Tổng Giám Đốc trở lên , dự với lệ phí 4,500 dollars bao trọn gói gồm nội trú tại khách sạn 5 sao , nhà hàng 5 sao với thúc ăn và rượu vang 24 / 24 .

    Cách đây trên 15 năm CB và 1 anh bạn đã được dào tạo thành giảng viên ngoại ngạch -có quyền dạy tài liệu này cho các cơ sở đào tạo nhân viên quản trị có ký giao kèo với Covey Center . Nhưng khi dạy cho người " thường " , chưa từng giữ trách nhiệm từ giám đốc trở lên thì phải mất từ 80 đến 160 giờ tùy theo trình độ .

    CB cũng đã dùng tài liệu này -đon giản hóa , cung cấp khái niệm- trong các khóa huấn luyện huynh trưởng quốc tế [ Huy Hiẹu Rừng từ 2 đến 4 gỗ ] của Phong Trào Hướng Đạo với thời lượng 6 giờ , vì 1 khóa huấn luyện huynh trưởng chỉ vỏn vẹn có 1 tuần lễ mà gồm nhiều môn khác nữa .

    Trả lờiXóa
  53. Gió chỉ đồng ý có một số trường hợp "dạy thêm" mang mục đích không tốt thậm chí làm xấu đi hình ảnh người thầy ...nhưng vẫn ko đồng ý dạy thêm là "tham nhũng" ...Có lẽ Gió sẽ sửa cái title thành dấu hỏi ...Vì thật ra dùng dấu chấm than Gió muốn biểu lộ sự ngạc nhiên ..nhưng có lẽ nên chuyển thành câu nghi vấn ...

    Trả lờiXóa
  54. Lỡ nói ... không ngoan rồi !!! hihihi

    Trả lờiXóa
  55. Cám ơn anh CB vì những thông tin trên

    Trả lờiXóa
  56. huhuhu ,, vậy em sửa lại và cho xin lỗi nhé..

    Trả lờiXóa
  57. Líp rất mê ngành giáo và đến bi h vẫn vậy. Chỉ có điều Líp hok theo vì suy nghĩ của Líp rất thực dụng.Trong bất cứ ngành nghề nào, quyền lợi cũng phải đi đôi với trách nhiệm, không thể yêu cầu một viên chức yêu nghề một cách chung chung trong khi thu nhập của họ hok công bằng với những ngành nghề khác trong xã hội...có điều là ngành giáo là một nghề luôn được xã hôi tôn vinh bởi một chữ thầy, luôn được mọi người trọng vọng....Còn việc dạy thêm thì đã trở thành vấn đề nan giải của xã hội, được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm và nhiều góc độ khác nhau...mà để giải quyết phải có tầm vĩ mô của một quốc gia. Trong khi nhà nước chưa có một giải phắp hợp lý ta cứ lách mà sống, miễn sao hok trái với đạo đức của nghề....

    Trả lờiXóa
  58. Để xem cô giáo có tha ko nữa chứ ...Mà sao ít GV biết chuyện này ghê nhỉ ...ngay cô em gái của chị , chị nói nó cứ trợn mắt hỏi : Phải ko ? ..Thiệt là ....

    Trả lờiXóa
  59. Tulip thực tế thế là tốt đấy .
    Những người vào ngành đều có những lý do riêng nhưng có 2 lý do phổ biến nhất mà chị biết là :
    1. Đa số vì thích ...hình ảnh thầy cô là ước mơ của những đứa trẻ khi lớn lên. Và đa số lớp thầy cô của những thế hệ trước họ chọn vì yêu nghề.
    2. Vì túng thế như người ta bảo : Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm ... Đa số những em chọn nghề bây giờ ko hẳn vì yêu mà vì ko cách nào khác , ko phải họ chọn nghề mà nghề chọn họ .

    Ta ko đòi sự công bằng tuyệt đối nhưng ít nhất người thầy phải có được một cuộc sống ổn định trên chính đôi chân mình thì mới có thể làm nghề một cách tâm huyết như bao ngành nghề khác ...Việc ấy bây giờ vẫn phải chờ Lip ạ

    Trả lờiXóa
  60. Em có đọc thông tin này, nhưng bận làm Hội đồng thi, lại làm "Bà chủ tịt" nên chưa thể lên tiếng. Tối nay sang nhà Chị, định để lại một câu chào rồi em về đi ngủ thì đọc được entry này và thế là không đừng được, xin lỗi Chị, lại phải lạm bàn ở đây:
    1-Sao Gió không gởi bài này lên báo nhỉ? Những thông tin, luận lý Chị đưa ra trong entry này, theo em, các anh trên trển mà đọc trúng e là "che mặt khóc". Các anh ấy, bèm ra cũng "khạc sĩ" mà trình độ- người ta gọi là tầm, tấm lòng- người ta gọi là tâm, e là phải gọi cô giáo Gió bằng ...sư mẫu... đó là chưa kể, một bọn "đại trí thức" như thế, ngồi xỉa xói vào cái nồi cơm "lương thiện" của bậc trói gà không chặt thì em nghĩ giáo dục ở ta không mạt mới là chuyện lạ.
    2-Dạy thêm- có dạy được không nếu không có nhu cầu học thêm? vậy thì khi nhu gặp cầu- ta gọi là kinh tế thị trường. Tôi có cái anh cần, anh cần cái tôi có, vậy ta trao đổi. Trao đổi không sòng phẳng, nghĩa là tôi trả giá anh yêu cầu nhưng anh lại trao chưa đủ cái tôi muốn, thì đó gọi là trao đổi không ngang giá, và giao dịch thiếu sòng phẳng, việc này, cao lắm là ...hòa giải, hoặc gay gắt hơn thì xử phạt hành chánh. Xoay ngang, xoay ngửa cỡ nào cũng không thể gọi là "tham nhũng"... Còn tham nhũng nghĩa là anh phải lấy trọn cái mà phép nước gọi là của công bỏ vào túi nhà anh ( bằng nhiều cách như hù dọa, nhũng nhiễu, phiền hà, gợi ý...). Dạy thêm, cho dù có lấy tiền của học trò, thì đó không phải là lấy của công. Bài học này đến thằng Bờm bạn em trình độ lớp 7 cũng biết, vậy mà, các bác của nó lại toan bề lấy lọng mà che mặt trời...mẹ em, bà cụ 84 tuổi, trình độ xéc-ti-phi-ca nói là sao bọn nó ngu thế mà làm lớn thế ...chà, bà lại sáng tác thêm một thành ngữ mới: ngu thế mới làm lớn thế...
    3-Trên tư cách của người làm ban giám hiệu, từ lâu lắm em hết dạy thêm vì không còn thời gian và không còn sức để chạy, em xin nói trước để các anh trên trển biết mà lần: Có chém chết em biểu em xử phạt giáo viên về cái "tội" dạy thêm- học thêm, thì em...chả đâu nhá...người ta hành nghề lương thiện, tự móc phổi mình ra bán thì moi móc, ngăn chặn, gọi là "trong sạch hóa đội ngũ", còn thì là để cho mấy thằng củ sâm, tào lao nó sang nó "bào mỏ thêm, đốn rừng thêm,cướp tàu thêm, đánh dân thêm..." mà vẫn câm thì e là không phải tham nhũng mà ta gọi là "thủng nham"...
    Xin lỗi Gió vì phải làm rác nhà Chị...
    Xin lỗi các quan anh vì đã phí nhời với "tai voi" ở đây...

    Trả lờiXóa
  61. - Hè này chị có tới 2 lớp học thêm hè lận đó MM mà còn phải từ chối rất nhiều PH vì không còn chỗ nhưng chị vẫn dành một số chỗ cho những học sinh nghèo mà ko lấy một đồng học phí nào...Thế mới thấy nhu cầu cho con "học thêm" của PH không phải ít và họ cũng không ngây thơ mang con mình giao cho những thầy cô họ không tin tưởng.Bây giờ chị làm bên tư thục , cũng chẳng có học trò vì ko trực tiếp dạy lớp nhưng học sinh "học thêm" ở nơi chị công tác cũ thì luôn chạy đến xin học thêm ngoài giờ trong suốt năm học cho đến hè, cũng nhiều đủ để mình hiểu " khi ta yêu và sống hết lòng với nghề ...nghề chẳng phụ ta" .Cũng chẳng BGH nào dám xử phạt chị ..trong rất nhiều năm như thế ( gần 20 năm đấy ) ...Bây giờ thì chị thành GV tự do ...bà giáo già về hưu vẫn có học trò là hiện tượng mà nhiều người nơi chị ở ngạc nhiên.

    - Thật ra dạy học ở góc độ nào đó là một nghệ thuật ...và khi tác phẩm của anh đẹp thì có người yêu thích . Chị còn có thể sống và yêu cuộc đời này giữa nhiều những bất trắc của đời mình có lẽ nhờ đám trẻ . Chị làm nghề say mê và luôn có cách của riêng chị trong khi "làm nghệ thuật dạy học" , chị muốn HS mình cũng yêu cuộc sống như mình ... Chị cám ơn chúng và luôn mang ơn nghề

    - Thật ra giờ thì chẳng có anh sếp nào bó buộc chị được nữa ...Chị ngoài tầm các anh có thể xử tử ..nhưng bực mình thì lên tiếng . Hôm qua em gái chị nói : "chị gởi bài lên bào đi ...lên tiếng hộ chúng em với .." ...nhưng sao chị luôn dị ứng khi gởi bài cho báo MM ạ ..

    -Cám ơn cái com đồng cảm của MM _ đồng nghiệp thân thương , bạn nhỏ quý mến ..Ta cứ sống thong dong giữa đời , biết im lặng ngẫm nghĩ nhưng cũng phải lên tiếng khi cần ... dù có thể tiếng nói của ta lại tan trong hư không nhưng ít ra ...hư không không trống rỗng mịt mù M nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  62. Em nghĩ dạy thêm và học thêm về bản chất là điều tốt và cần thiết...vấn đề ở chỗ là có một số giáo viên đã không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, bày ra đủ trò hành hạ học sinh và phụ huynh với mục đích thu lợi...và chính những tiêu cực này làm cho việc dạy thêm trở nên xấu xa và bị cho là tệ nạn. Tuy nhiên, gán ghép việc dạy thêm với tội danh "tham nhũng" thì thật nực cười và lố bịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải đi tìm nguyên nhân dẫn đến nhu cầu dạy thêm - học thêm và có biện pháp thích hợp xử lý tận gốc.
    Nhưng thật sự là em không có niềm tin rằng việc xử lý những việc làm tiêu cực đã đi vào quỹ đạo và trở thành cơ chế của cả một hệ thống sẽ là việc làm khả thi...và tham nhũng là một trong những vấn đề ấy.

    Trả lờiXóa
  63. Chị thì cứ muốn tin là có thể khả thi nếu người ta muốn , nếu những người làm lớn muốn . Ta tin để tiếp tục sống tốt chứ loaken ?

    Đúng như điều em nói ở trên về một số cái tiêu cực trong dạy thêm .. và đó là điều chị cũng thấy thậm chí là biết rõ ...Nhưng ta cũng thấy rằng "học" là một nhu cầu của nhiều người vì thế học thêm nó có từ ngày chị còn đi học , ngày xưa chị cũng học các cour toán , lý ... của các thầy ngoài giờ học chính ..chỉ là lúc ấy người ta ko gọi là học thêm thôi ..nhưng về bản chất ko khác chút nào . Giá mà cha mẹ học sinh dám làm đến nơi đến chốn những người thầy không ra thầy đó thì hiện trạng đó sẽ không còn . Còn vẫn có những người thầy xem đó là một việc làm từ sức lao động của họ ..nó giúp họ sống và củng cố cái HS thiếu thì có gì sai .

    Cái cần làm là cái khác ...chứ ko phải là xử tử việc dạy thêm ...loaken nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  64. Thật ra cũng nên nghĩ đến "xử tử" việc dạy thêm chăng?
    Không vì tham nhũng hay không tham nhũng, mà vì bảo vệ sự công bằng cho học sinh, bảo vệ tính cách và khả năng "chuyên" của thầy cô, bảo vệ sức khỏe, đường dài của học sinh khi lên đại học....nhìn hệ thống giáo dục của những nước tân tiến, hoc cứ như......chơi và mãnh bằng ra trường vẫn rất nhiều người thèm muốn, đừng có mà lập lại câu hò muôn thuở : " nước ta còn nhiều khó khăn...."

    Trả lờiXóa
  65. việc có ông lãnh đạo nào đó tuyên bố này kia là một sự việc cụ thể và thực tế không nhiều người biết. Nhưng việc .. coi day thêm là mốt vấn nạn tham nhũng thì ... lại không có gì bất ngờ vì ngày nay, việc những vị có trách nhiệm phát biểu ... ngớ ngẩn đã là chuyện ... bình thường rồi .. và cũng rất phù hợp với cái tâm, cái tầm của họ .. :))

    Trả lờiXóa
  66. "Đói cho sạch rách cho thơm" được xếp hạng chung với cấp côi. Sướng hung hỉ!

    Trả lờiXóa
  67. Không biết bạn sinh sống ở nước nào , chứ CB mỗ ở Mỹ -có thể không tân tiến mấy- thì phải nói là các trường [nói theo kiểu của Gío và các bạn tại quê nhà] " dạy thêm học thêm " nhan nhản như nấm nào là kèm thi PSAT, SAT , MCAT v.v. luyện thi để lấy điểm cao ghi danh đại học , ngay cả luyện các SV sắp ra trường hoặc đã có cử nhân rồi để thi vào trường Y , Nha Dược v.v. và v.v. .

    Không những thế, không phải mảnh bằng nào của 1 trường nổi tiếng cũng được coi trọng , vì tuyệt đại đa số các trường chỉ nổi tiếng về 1 vài môn trong số hàng chục văn bằng khác nhau do trường cấp phát .

    Trường đại học nào ở Mỹ cũng xin tài trợ từ các tổ chức văn hóa-nhân văn hay kỹ thuật-khoa học hay từ các đại công ty .

    Không phải SV HS nao cũng thông minh như nhau . Do đó dạy thêm/kèm là 1 nhu cầu xuất phát từ 1 số SV HS không theo kịp “ vận tốc ” của chương trình học bình thường hoặc QUÁ NẶNG , NHỒI SV HS vì đòi hỏi của những tổ chức , đại công ty tài trợ cho môn học nhằm đáp ứng nhu cầu phát minh/phục vụ ngành chuyên môn của họ . Các cơ quan giám định , phê chuẩn giá trị các bằng do các trường đại học cấp phát [gọi là accreditation bodies] ấn định bằng cử nhân đòi hỏi tối đa là bao nhiêu tín chỉ [credits] , tỷ dụ bằng cử nhân khoa học/kỹ thuật là 210 tín chỉ tam cá nguyệt hay 140 tín chì lục cá nguyệt mà tổ chức /đại công ty bảo trợ đòi hỏi quá nhiều thì nhà trường “ hóa trang ” chỉ đòi hỏi hai lớp căn bản và cao cấp -để tổng số tín chỉ đòi hỏi cho mảnh bằng không vượt quá con số 210 tín chỉ tam cá nguyệt hay 140 tín chỉ lục cá nguyệt- của môn nào đó. SV học lớp căn bản –trên nguyên tắc- có thể ghi danh vào lớp cao cấp , NHƯNG CHẮC CHẮN KHÔNG SAO THEO HỌC ĐƯỢC VÌ THIẾU NỀN TẢNG.

    Do đó SV phải học các lớp KHÔNG ĐÒI HỎI TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC trước khi có thể ghi danh vào học lớp cao cấp ! Chính trường đại học đã đẻ ra các lớp “học thêm” !!! Học phí cho 1 mảnh bằng tự nhiên tăng gấp bội !!! Chưa kể là thời gian học cũng bị kéo dài .

    Trả lờiXóa
  68. Dĩ nhiên là không lặp lại vì ai cũng biết rồi mà ...
    Nhưng có lẽ cần phải nói cho nguoimoi rõ hơn là sự công bằng cho HS và tính cách ,khả năng chuyên của thầy cô chẳng dính dáng gì đến việc dạy thêm cả ..Vì thật ra nếu học thêm mà các em học giỏi hơn vì có thời gian rèn luyện nhiều hơn thì có gì là không công bằng ? Còn tính cách ,khả năng chuyên của thầy cô cũng được kiểm nghiệm từ việc dạy thêm đấy ... Không phải chỉ có thầy cô dạy thêm mới là thầy cô giỏi nhưng những thầy cô không có khả năng và được tin tưởng thì...chưa chắc đã có thể dạy thêm ....

    Chẳng có việc học nào mà lại như chơi cả ... đó chỉ là cách nói đùa và bạn thật khéo đùa . Gió ghét mang sự so sánh ở đây nhất là mang ta ra so sánh với "hệ thống giáo dục tiên tiến" _ theo cách nói của bạn _ ta đừng nhìn người ta rồi mong mình thành người khổng lồ trong phút chốc ...

    Còn cái học ở những ông khổng lồ đó thế nào chắc comment của anh Caibang
    nói rõ hơn ...chứ Gió thì ko rõ .

    Trả lờiXóa
  69. Nó cứ như chuyện đùa kể cả chuyện biết và không biết !!!!

    Trả lờiXóa
  70. Sướng rên mé đìu hiu luôn NHS ơi ...!

    Trả lờiXóa
  71. VN sắp vô địch .. world cup .. :))

    Trả lờiXóa
  72. Cám ơn cái com dài và những thông tin quá rõ ràng của anh . Có lẽ Gió chẳng có gì nói thêm ở đây vì hổng biết gì để nói ..., nghe thôi !

    Trả lờiXóa
  73. Cái này thì cũng có thể ...trong tương lai đấy chứ .

    Trả lờiXóa
  74. Có gì đâu , Gío .
    Tính CB mỗ " nói có sách , mách có chứng " nên ít dám com vì sợ choáng chỗ của thiên hạ .

    Lúc còn làm việc cho Raytheon và Boeing , khi cần tuyển kỹ sư cho Khối Quality Engineering của mình , CB đã phải vứt vào sọt rác không biết bao nhiêu đon xin việc của những SV tốt nghiệp từ các trường nổi tiếng như Stanford và Berkeley vì Stanford chỉ nổi tiếng về nghiên cứu và giáo dục , còn Berkeley chỉ nổi tiếng về kỹ thuật nhưng chương Quality Engineering của hai trường này không có gì đặc sắc cả .

    Vì CB không chấp nhận cái thói vọng ngoại đến độ rác rến của người ta cũng thơm ; nên buộc lòng " chiếm đất dành dân " trên entry của Gío .
    Hy vọng Gío và các bạn không chấp nhé .

    Trả lờiXóa
  75. Cũng có thể do xa quê lâu năm một số bạn đã không hiểu hết được những hiện trạng trong nước anh ạ . Người Việt mình thường hay nhìn những ông khổng lồ rồi muốn hóa rồng ngay hoăc ngoái nhìn cái ta đang có rồi dè bỉu ... Thật ra để đất nước có thể hóa rồng hay thành người khổng lồ ta cần lời nói xây dựng , cần bàn tay góp phần ...và cần những người lãnh đạo tài ba thật sự .

    Ta có thể không đồng lòng vì những chính kiến nhưng không thể quay nhìn tổ quốc với chỉ một nụ cười chua chát là đủ .Gió nghĩ thế

    Trả lờiXóa
  76. Đúng vậy ! Bất đồng chánh kiến là chuyện thường tình , nhưng dè bỉu , chỉ trích xuông chẳng ích gì !!!

    Cái cần và nên làm là đóng góp ý kiến , nhân vật tài lực vào những chương trình hợp ý mình .và trong tầm tay mình.... con đưòng dài thật đâý ....

    Nhưng ta cứ tận nhân lực tri thiên mệnh .... khi nào nhiều người thuộc mọi lãnh vực , mọi giai cấp cùng bắt tay vào thì tình hình sẽ xoay chuyển thuận lợi thôi .

    Chúc Gío và các bạn ở quê nhà Bồ Đề Tâm Kiên Trì , làm đúng thiên chức của mình .

    Trả lờiXóa
  77. Cám ơn anh vì những cái com thiện ý

    Trả lờiXóa
  78. " Dạy thêm là tham nhũng ", sao ai đó có thể nghĩ đến được nhỉ ? Trong khi đất nước còn bao nhiêu chuyện phải giải quyết. Buồn !

    Trả lờiXóa
  79. Ối dzời còm 1 tí mà bị các đàn anh đàn chị dủa tả tơi..tội quá, xin đọc lại cho kỹ rồi hảy nổi nóng nhá, đây không nói về hậu đại học hay y, nha gì cã !!

    * thứ nhất, tôi chỉ nói chuyện bình thường, của những lớp học bình thường, và tôi nói không công bình cho học trò vì ở VN vì vấn đề $$ của nhà nghèo, lấy tiền đâu học thêm?
    * đồng ý bên Mỹ cũng có nhưng lớp học thêm, luyên thi, nhưng theo tôi, không "nhan nhản như nấm" đâu, và cũng theo tôi, chỉ thật sự cần thiết khi cần học bổng hay chọn trường, để thành 1 sv thật super, thật xuất sắc, còn bình thường thì chã cần, tôi cũng có những người bạn, chưa biết "luyện thi" là gì, chưa đến 3 năm đã ra trường, 6 năm sau mản khóa nha khoa....v..v...
    Và nếu bạn ở Mỹ thì có lẽ bạn phải biết, 1 học sinh bình thường, trở thành 1 sv bình thường, vào đại học bình thường, 4 năm sau không lấy được cử nhân là 1 chuyện....hơi không bình thường !!

    * bạn lại "vứt vào sọt rác" những bằng của những trường "không bình thường" Stanford, Berkely những top 10 của Mỹ, vì bất cứ lý do gì, thì thật tình tôi xin ngã mũ chào ngài , có lẽ ngài sinh ra từ kho đạn Long Bình chăng?

    * tôi, thật sự không "vọng ngoại" vì thời gian tôi sống tại hải ngoại, chính xác, sống tại Mỹ nhiều hơn ở VN nhiều, tôi lại rất "vọng nội" đấy !

    Trả lờiXóa
  80. Ối dzời còm 1 tí mà bị các đàn anh đàn chị dủa tả tơi..tội quá, xin đọc lại cho kỹ rồi hảy nổi nóng nhá, đây không nói về hậu đại học hay y, nha gì cã !!

    * thứ nhất, tôi chỉ nói chuyện bình thường, của những lớp học bình thường, và tôi nói không công bình cho học trò vì ở VN vì vấn đề $$ của nhà nghèo, lấy tiền đâu học thêm?
    * đồng ý bên Mỹ cũng có nhưng lớp học thêm, luyên thi, nhưng theo tôi, không "nhan nhản như nấm" đâu, và cũng theo tôi, chỉ thật sự cần thiết khi cần học bổng hay chọn trường, để thành 1 sv thật super, thật xuất sắc, còn bình thường thì chã cần, tôi cũng có những người bạn, chưa biết "luyện thi" là gì, chưa đến 3 năm đã ra trường, 6 năm sau mản khóa nha khoa....v..v...
    Và nếu bạn ở Mỹ thì có lẽ bạn phải biết, 1 học sinh bình thường, trở thành 1 sv bình thường, vào đại học bình thường, 4 năm sau không lấy được cử nhân là 1 chuyện....hơi không bình thường !!

    * bạn lại "vứt vào sọt rác" những bằng của những trường "không bình thường" Stanford, Berkely những top 10 của Mỹ, vì bất cứ lý do gì, thì thật tình tôi xin ngã mũ chào ngài , có lẽ ngài sinh ra từ kho đạn Long Bình chăng?

    * tôi, thật sự không "vọng ngoại" vì thời gian tôi sống tại hải ngoại, chính xác, sống tại Mỹ nhiều hơn ở VN nhiều, tôi lại rất "vọng nội" đấy !

    Trả lờiXóa
  81. Chẳng có gì đâu thì mình nói chuyện thôi mà ... tranh luận thì đôi khi phải thẳng thắn thế chứ ko có gì đâu nguoimoi ơi .

    Ta không thể bảo rằng chỉ vì những em HS nghèo để rồi bỏ những em HS khá hơn có nhu cầu cần học nguoimoi ạ . Có những HS giỏi thật sự thì cần gì học thêm kể cả giàu hay nghèo ?? Và không ít những HS nghèo vẫn có thể học mà không mất tiền mà ...Gió thấy đa số những HS yếu mà nghèo đều được thầy cô lưu ý giúp đỡ .

    Đòi hỏi sự công bằng đến từng cm thì làm gì có hả nguoimoi ...?
    Thế thôi nhé , ta nói để hiểu nhau hơn chứ ko có ý gì hết .Mong nguoimoi cũng nghĩ thế

    Trả lờiXóa
  82. Ăn tiền nhà nước mới gọi là tham nhũng mà chị. Hihi. Em chưa đọc hết, mai sẽ đọc tiếp. Cái sự nghiệp GD giờ nó giống như một vật thí nghiệm...

    Trả lờiXóa
  83. Thục nữ lên nương hái dâu quên giỏ
    Tài hoa xuống núi cắt cỏ quên liềm.

    Trả lờiXóa
  84. Ui! chị của em đưa ra vấn đề nóng hổi quá làm thiên hạ bàn cải nhau thật thú vị em mãi coi mấy cái còm thật hay,còn em thì đồng ý với chị đấy.

    Trả lờiXóa
  85. Tom cũng nghĩ thế à ... chị cũng nghĩ y boong

    Trả lờiXóa
  86. Đôi khi người ta cứ nhớ "cái của người" mà quên "cái của mình" ... phải ko hangiang? hangiang thâm thế ?

    Trả lờiXóa
  87. Thêm một người đồng ý ...chị thích vì em cũng là nhân chứng sống của những ngày giáo dục "hàn vi" ML nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  88. Em là ... tham nhũng hạng nặng, người ta tham nhũng cấp trường, em tham nhũng cấp tỉnh và liên tỉnh luôn....Haiiiizzzz.....

    Trả lờiXóa
  89. Thế thì cấp cho em một cái bằng ...tham nhũng !!!

    Trả lờiXóa
  90. Anh dạy thêm ngòai luồng. Thế là tham nhũng có kèm tình tiết tăng nặng rồi. Hu hu hu

    Trả lờiXóa
  91. Vậy làm thêm cho anh cái bằng giống CNB

    Trả lờiXóa
  92. Hehe, còn em thì "tổ chức và quản lý" dạy thêm học thêm thì coi như "đời này đành lỡ" luôn hén Gió , vì vừa biết luật mà vẫn lách, vừa ý thức luôn cái chuyện lách và còn đầu tư để lách thì ...thôi rồi...không những tình tiết tăng nặng mà xét nhân thân còn ...tệ nữa ...hehe!
    Ngày xưa Mập tham không nhũng, bây giờ vừa nhũng vừa tham , hihi!

    Trả lờiXóa
  93. Ngày xưa Mập ngoan ngoãn lắm ...... bây giờ Mập đỡ hơn rồi
    Ngày xưa ít tham nhũng lắm ...bây giờ thì đỡ hơn rồi .....
    Ngày xưa mình hư không hỏng ...bây giờ sắp có cả hai ..hahaha

    Trả lờiXóa
  94. Đúng đó, chắc dựa cột luôn! :))))))))))))

    Trả lờiXóa
  95. Tham nhũng trong giáo dục thì có...những người có chức ,có quền lợi dụng vơ vét tiền của NN,TT vào mình.! Dạy thêm chỉ có thể quy tội lợi dụng là quá rùi...!!!

    Trả lờiXóa
  96. Sao lại lợi dụng hử nguoibanhien ?
    Khi nhà nước chưa nuôi được họ thì họ phải tự tìm cách vừa sống bằng nghề vừa giúp HS củng cố kiến thức với cái chương trình còn nhiều điều bất cập ... đó cũng là điều hợp lý và công bằng thôi mà _ trừ trường hợp ép buộc HS phải học thêm thì việc GV sống bằng nghề mình đâu có gì đáng lên án ? G nghĩ thế đấy

    Trả lờiXóa
  97. Đúng thế..! dạy thêm cũng không có gì sai...nhưng trường hợp lạm dụng học sinh như ép phải học..mới cho điểm cao hiện nay vẫn còn nhiều lắm...!

    Trả lờiXóa
  98. Vâng cũng còn đâu đó những người thầy như thế ... Nghề nào cũng có người tốt kẻ xấu ..nhưng GD mà còn những hiện tượng tham nhũng , lợi dụng HS thì ... GD tiêu rồi ...Mà GD tiêu là một nguy cơ cho xã hội , phải không ạ ?

    Trả lờiXóa
  99. Một nền giáo dục như hiện nay phải làm lại từ đầu...! Nền giáo dục Hư nhưng chưa Hỏng mà...!!!!

    Trả lờiXóa