Chúng tôi rời Saigon vào những ngày cuối tháng tư… Nắng phương Nam đổ dài, khắc nghiệt suốt chuyến đi từ Saigon đến các tỉnh nơi chúng tôi qua trên đất nước Chùa Tháp. Nhằm những ngày nghỉ lễ nên cửa khẩu Mộc Bài hàng hàng lớp lớp những chuyến xe nối đuôi nhau. Cứ nhìn cảnh tượng những du khách người Việt rồng rắn giữa cái nắng mùa hè để chờ thủ tục xuất cảnh mới thấy dù còn là một đất nước chậm phát triển ,Campuchia vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn vừa với túi tiền của đa số người Viêt Nam…
Chúng tôi rời cửa khẩu Mộc Bài để đặt chân sang kia biên giới nước bạn. Ngay ở cửa khẩu biên giới ta có thể thấy ngay những Casino lớn khang trang nằm hai bên đường nơi mà không ít người Việt đã đánh mất cơ đồ, danh dự , gia đình thậm chí cả sự sống tại đây. Sau những thủ tục đơn giản hơn bởi những anh Công An và nhân viên hải quan Campuchia , xe chúng tôi bước vào tỉnh Prey Veng của đất nước Chùa Tháp…
Xe chạy qua những con đường tráng nhựa ít ổ gà của tỉnh Prey Veng. Hai bên đường những ngôi nhà sàn truyền thống của người dân lấp ló trong những vườn cây xơ xác. Trên những cánh đồng khô cháy, lốm đốm màu trắng của những con bò gầy giữa cái nắng gay gắt tháng tư. Trong chương trình được thông báo là xe sẽ đi qua những rừng cao su bạt ngàn của tỉnh Prey Veng nhưng trong thực tế những rừng cao su vẫn còn non tuổi và mang vẻ buồn tẻ của một vùng đất nghèo dù Prey veng là một trong năm tỉnh thành lớn của Campuchia. Chúng tôi dừng chân ở tỉnh Kam Pong Cham, bữa trưa không ngon miệng có lẽ do cảm giác từ cái vẻ diêm dúa của nhà hàng, từ cách chế biến món ăn của người bản xứ và trong cả sự mệt mỏi từ cái nắng gay gắt tháng tư…
Chiếc xe tiếp tục đi qua tỉnh Kong Pong Cham để bước vào tỉnh Kong Pong Thom bằng chiếc cầu bắc qua dòng sông Mê Kông để tiến về Siêmreap…Cơn mưa chiều vội vàng, ngắn ngủi đổ xuống khi chúng tôi vào đến địa phận tỉnh Siêmreap phần nào lấy đi chút mệt nhọc suốt chẳng đường dài hơn 400 cây số …
Cũng như nhiều thành phố du lịch khác trên thế giới, thành phố Siêmreap có vẻ trù phú hơn các tỉnh chúng tôi đã đi qua, chỉ có điều giống nhau là ở đâu trong thành phố cũng có thể thấy rác ngập ngụa . Suốt chuyến đi, khách sạn trong hai ngày ở Siemreap cho tôi cảm giác thoải mái nhất. Mang tầm cỡ khách sạn 4 sao, Starry AngKor Hotel khang trang, phòng ốc đẹp và thoáng mát. Sau bữa cơm chiều chúng tôi đi dạo chợ đêm Siêmreap bằng cái xe “tuc tuc” _ xe dạng như xe lôi chạy bằng xe máy phía trước kéo theo sau một thùng xe có thể chở nhiều nhất 6 người không quá to lớn, xe được trang trí đẹp, chở cả khách du lịch lẫn khách là người dân bản xứ_ Từ khách sạn ra đến chợ đêm khoảng bốn cây số với giá 3 dola chúng tôi thích thú ngắm đường phố Siemreap ban đêm lấp loáng ánh đèn..
AngKor gồm có 2 khu đền : AngKor Wat ( còn gọi là Đế Thiên) AngKor Thom ( còn gọi là Đế Thích). Bao bọc bên ngoài AngKor Wat là một cái hồ dài 190m , mặt hồ phẳng lặng soi bóng mây trời và những tán cây xanh biếc. Buổi sáng, ánh nắng chiếu xuống mặt hồ lấp loáng như dát bạc.
Dẫn vào AngKor là con đường rộng lát bằng đá tảng không có đến một bóng cây, cái thứ nắng tháng tư thản nhiên nhả xuống nền đá rát bỏng. Phía trước là cả một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng đá tảng… Với diện tích rộng khoảng 200ha, Angkor Wat kiêu hãnh ngẩng mặt dưới ánh nắng mùa hè .Nhìn AngKor Wat tôi cứ tự hỏi tại sao cách đây 9 thế kỷ , người ta lại có thể xây dựng được một công trình vĩ đại thế này bằng sức người ? Tôi nhìn những bức tranh được chạm khắc trên tường ,cảm giác thán phục những người Khmer cổ và thán phục cả ý thức bảo tồn một công trình văn hóa dân tộc của chính phủ Campuchia.. Chỉ e với một đất nước nghèo , yếu kỹ thuật và phương tiện như Campuchia liệu sự bảo tồn này có thể kéo dài được bao lâu ? Tự dưng, chạnh nghĩ đến những di tích văn hóa quý báu của đất nước ta đã từng bị phá hủy bởi sự ngu dốt và thiếu trách nhiệm mà bất giác …thở dài.
Tôi một mình đi qua những dãy hành lang dài của AngKor và đặc biệt thích những khung cửa của những ngôi đền, những khung cửa trạm trổ khéo léo lúc nào cũng mở toang đón ánh trời vàng và lơ lửng những đám mây trắng nhởn nhơ qua…Dù vẫn còn những vết đạn ghi dấu một thời chiến tranh, AngKor Wat vẫn sừng sững xứng đáng là một trong những kỳ quan từ bàn tay của con người thời trung cổ .
AngKor Thom cách AngKor Wat một quãng đường không xa được xây dựng theo phong cách Bayon, ta có thể vào AngKor Thom theo bốn cửa Đông Tây Nam Bắc nhưng cửa nào cũng dẫn đến đến chính Bayon nằm ở trung tâm quần thể AngKor Thom .Tôi đứng giữa đền Bayon, ngước mắt lên 54 tháp lớn nhỏ lung linh khuôn mặt thần Lokesvara ngạo nghễ dưới ánh nắng vàng. Người hướng dẫn viên giới thiệu nụ cười bí ẩn còn được gọi là “nụ cười may mắn” , nhìn khuôn mặt vị thần trong câu chuyện truyền thuyết của người dân Campuchia tôi thầm nghĩ : với nụ cười mím thế kia chắc gì người không giấu trong đó sự cay đắng , xót thương những người dân nghèo Campuchia đang còn nhọc nhằn với cuộc sống hiện nay ?
Sau AngKor Thom chúng tôi còn đến thăm một khu di tích nữa trước khi về khách sạn. Do mệt, tôi đã ngồi ở ngoài cửa chờ mà không biết là đoàn vào cửa này mà ra bằng cửa khác. Thế là tôi ở một cửa rã rời vì ngồi đợi mà cả đoàn thì ở một cửa khác hốt hoảng vì tưởng tôi đi lạc. Cuối cùng tôi cũng tìm được đường ra xe nhờ vốn nghe tiếng Anh lõm bõm của mình. Có người hỏi : “nếu không tìm được đoàn tôi sẽ làm gì ?” Tôi cười bảo : “Lúc ấy sẽ tính.sau .” Thật ra tôi cũng chưa thể biết lúc ấy mình sẽ tính thế nào với vốn tiếng Anh quá tệ, cả tên lẫn đia chỉ khách sạn còn chưa kịp nhớ, lại ở một đất nước không một người thân? Một kỷ niệm mà cũng là kinh nghiệm để tôi nhớ đời khi đi du lịch.
Chúng tôi đến thủ đô Phnom Pênh sau hai ngày ở Siêmreap, sau khi đến thăm chiếc cầu Kampong Kdei _ chiếc cầu nhiều tuổi nhất Campuchia _ Thủ đô Phnom Pênh chỉ bằng một thành phố nhỏ của Việt Nam. Trong thành phố cũng đâu đó đỏ rực màu hoa phượng vĩ , màu lóng lánh của bò cạp vàng và màu tím rưng rưng của bằng lăng.Ta dễ dàng gặp những người Việt sinh sống bằng nhiều nghề trên các đường phố Phnom Pênh. Tôi gặp và nói chuyện với một người đàn ông bán tàu hũ và nghe anh kể chuyện mình, để vợ con ở lại một miền quê nghèo miền Trung, anh sang đây thuê nhà sống và mỗi ngày tự nấu tàu hũ gánh bán khắp các đường phố của thủ đô Phnom Pênh. Thu nhập mỗi ngày của anh cũng khoảng bốn, năm trăm ngàn tiền Việt : “Thế mới đủ nuôi sống vợ con cô ơi!”. Tôi nhìn những người đồng hương lơ láo bươn chải trên đất nước bạn, nào là chàng thanh niên bán võng, chị phụ nữ bán các đồ trang sức, em bé , bà cụ già bán vé số.. tất cả họ là đồng bào tôi, còn bao nhiêu người Việt sống tha hương thế này để mưu sinh ? Có một điều nghịch lý tôi cứ tự hỏi mình : Tại sao đất nước Campuchia nghèo và chậm phát triển hơn Việt Nam mà mệnh giá đồng tiền của họ lại cao gấp năm lần tiền Việt và tại sao vẫn còn những người Việt phải tìm cách tha hương để mưu sinh trên mảnh đất này ?
Buổi sáng Phnom Pênh dậy khá muộn. Sáu giờ sáng mà đường phố vắng hoe. Tôi đứng đón ánh mặt trời lên đổ xuống một con phố cạnh khách sạn một màu vàng tuyệt đẹp.
Chúng tôi đến thăm Hoàng Cung nơi sinh sống của gia tộc hoàng gia Campuchia, nơi diễn ra những nghi thức ngoại giao của Quốc Vương Campuchia với các quan khách quốc tế. …Cả một quần thể nguy nga nằm giữa Thủ đô như một thách thức với những điều tôi nhìn thấy suốt chặng đường du hành trên nước bạn. Hoàng Cung đường bệ màu vàng viền đỏ rực rỡ trong màu trời xanh biếc . Bên cạnh Hoàng Cung là Chùa Bạc cũng nguy nga không kém, cả hai tạo thành một quần thể biểu tượng cho đất nước Campuchia còn nhiều ngôi nhà sàn ọp ẹp và những cánh đồng lúa khô cháy đến nao lòng.
Chúng tôi rời khỏi Hoàng Cung của Vương Quốc Campuchia để chuẩn bị trở về Saigon sau bữa cơm trưa. Nhìn những em bé Campuchia dắt díu nhau xin tiền du khách bên ngoài Hoàng Cung nguy nga, bên ngoài cửa Chùa Bạc với những sư thầy áo vàng tay cầm Ipad, mới biết những nghịch lý luôn hiện diện ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.
Chúng tôi trở về Saigon bằng một ngã khác …Qua phà Neak Loeang để trở về cửa khẩu Mộc Bài. Tôi vu vơ nhìn những đám mây trắng tuyệt đẹp trên nền trời xanh thẳm ngoài cửa kiếng xe và thầm nghĩ mây trời ở nơi đâu cũng thế, chỉ mỗi mảnh đất, mỗi dân tộc, mỗi con người dưới mặt đất này là có những cuộc đời riêng, những thân phận riêng…mà hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi đời người lại gắn liền với những đa đoan nổi trôi của đất nước…
Cơn mưa ngắn lại rơi xuống bất ngờ làm giảm cái nóng đầu mùa hạ, những vòng bánh xe chừng như cũng nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi đi qua cửa khẩu nước bạn một cách dễ dàng vẫn kịp để tôi phát hiện nhân viên ở cửa khẩu Campuchia người nào cũng có vẻ đường bệ với cái bụng to và cái đầu chải dầu láng bóng, chỉ màu da của họ là còn giống với đồng bào mình. Loay hoay nhiều thời gian hơn với những thủ tục ở cửa khẩu nước mình, chúng tôi đã trở lại Saigon để tiễn tháng tư qua.
Lâu lắm, dễ chừng bốn năm rồi tôi mới có dịp đi du lịch với đồng nghiệp…Bốn ngày với tiếng nói cười, tiếng trêu ghẹo nhau thả bay những căng thẳng âu lo của công việc trong thời gian cuối năm học.
Chào tháng 5, ngày mai, chúng tôi lại bắt đầu những ngày âu lo khác….
Cửa khẩu Mộc Bài
Chiều trên Tỉnh Kong Pong Thom
Nhà sàn truyền thống của người dân Campuchia
Dẫn vào AngKor là con đường rộng lát bằng đá tảng không có đến một bóng cây, cái thứ nắng tháng tư thản nhiên nhả xuống nền đá rát bỏng. Phía trước là cả một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng đá tảng… Với diện tích rộng khoảng 200ha, Angkor Wat kiêu hãnh ngẩng mặt dưới ánh nắng mùa hè .Nhìn AngKor Wat tôi cứ tự hỏi tại sao cách đây 9 thế kỷ , người ta lại có thể xây dựng được một công trình vĩ đại thế này bằng sức người ? Tôi nhìn những bức tranh được chạm khắc trên tường ,cảm giác thán phục những người Khmer cổ và thán phục cả ý thức bảo tồn một công trình văn hóa dân tộc của chính phủ Campuchia.. Chỉ e với một đất nước nghèo , yếu kỹ thuật và phương tiện như Campuchia liệu sự bảo tồn này có thể kéo dài được bao lâu ? Tự dưng, chạnh nghĩ đến những di tích văn hóa quý báu của đất nước ta đã từng bị phá hủy bởi sự ngu dốt và thiếu trách nhiệm mà bất giác …thở dài.
Tôi một mình đi qua những dãy hành lang dài của AngKor và đặc biệt thích những khung cửa của những ngôi đền, những khung cửa trạm trổ khéo léo lúc nào cũng mở toang đón ánh trời vàng và lơ lửng những đám mây trắng nhởn nhơ qua…Dù vẫn còn những vết đạn ghi dấu một thời chiến tranh, AngKor Wat vẫn sừng sững xứng đáng là một trong những kỳ quan từ bàn tay của con người thời trung cổ .
AngKor Thom cách AngKor Wat một quãng đường không xa được xây dựng theo phong cách Bayon, ta có thể vào AngKor Thom theo bốn cửa Đông Tây Nam Bắc nhưng cửa nào cũng dẫn đến đến chính Bayon nằm ở trung tâm quần thể AngKor Thom .Tôi đứng giữa đền Bayon, ngước mắt lên 54 tháp lớn nhỏ lung linh khuôn mặt thần Lokesvara ngạo nghễ dưới ánh nắng vàng. Người hướng dẫn viên giới thiệu nụ cười bí ẩn còn được gọi là “nụ cười may mắn” , nhìn khuôn mặt vị thần trong câu chuyện truyền thuyết của người dân Campuchia tôi thầm nghĩ : với nụ cười mím thế kia chắc gì người không giấu trong đó sự cay đắng , xót thương những người dân nghèo Campuchia đang còn nhọc nhằn với cuộc sống hiện nay ?
Sau AngKor Thom chúng tôi còn đến thăm một khu di tích nữa trước khi về khách sạn. Do mệt, tôi đã ngồi ở ngoài cửa chờ mà không biết là đoàn vào cửa này mà ra bằng cửa khác. Thế là tôi ở một cửa rã rời vì ngồi đợi mà cả đoàn thì ở một cửa khác hốt hoảng vì tưởng tôi đi lạc. Cuối cùng tôi cũng tìm được đường ra xe nhờ vốn nghe tiếng Anh lõm bõm của mình. Có người hỏi : “nếu không tìm được đoàn tôi sẽ làm gì ?” Tôi cười bảo : “Lúc ấy sẽ tính.sau .” Thật ra tôi cũng chưa thể biết lúc ấy mình sẽ tính thế nào với vốn tiếng Anh quá tệ, cả tên lẫn đia chỉ khách sạn còn chưa kịp nhớ, lại ở một đất nước không một người thân? Một kỷ niệm mà cũng là kinh nghiệm để tôi nhớ đời khi đi du lịch.
Chúng tôi đến thủ đô Phnom Pênh sau hai ngày ở Siêmreap, sau khi đến thăm chiếc cầu Kampong Kdei _ chiếc cầu nhiều tuổi nhất Campuchia _ Thủ đô Phnom Pênh chỉ bằng một thành phố nhỏ của Việt Nam. Trong thành phố cũng đâu đó đỏ rực màu hoa phượng vĩ , màu lóng lánh của bò cạp vàng và màu tím rưng rưng của bằng lăng.Ta dễ dàng gặp những người Việt sinh sống bằng nhiều nghề trên các đường phố Phnom Pênh. Tôi gặp và nói chuyện với một người đàn ông bán tàu hũ và nghe anh kể chuyện mình, để vợ con ở lại một miền quê nghèo miền Trung, anh sang đây thuê nhà sống và mỗi ngày tự nấu tàu hũ gánh bán khắp các đường phố của thủ đô Phnom Pênh. Thu nhập mỗi ngày của anh cũng khoảng bốn, năm trăm ngàn tiền Việt : “Thế mới đủ nuôi sống vợ con cô ơi!”. Tôi nhìn những người đồng hương lơ láo bươn chải trên đất nước bạn, nào là chàng thanh niên bán võng, chị phụ nữ bán các đồ trang sức, em bé , bà cụ già bán vé số.. tất cả họ là đồng bào tôi, còn bao nhiêu người Việt sống tha hương thế này để mưu sinh ? Có một điều nghịch lý tôi cứ tự hỏi mình : Tại sao đất nước Campuchia nghèo và chậm phát triển hơn Việt Nam mà mệnh giá đồng tiền của họ lại cao gấp năm lần tiền Việt và tại sao vẫn còn những người Việt phải tìm cách tha hương để mưu sinh trên mảnh đất này ?
Buổi sáng Phnom Pênh dậy khá muộn. Sáu giờ sáng mà đường phố vắng hoe. Tôi đứng đón ánh mặt trời lên đổ xuống một con phố cạnh khách sạn một màu vàng tuyệt đẹp.
Chúng tôi đến thăm Hoàng Cung nơi sinh sống của gia tộc hoàng gia Campuchia, nơi diễn ra những nghi thức ngoại giao của Quốc Vương Campuchia với các quan khách quốc tế. …Cả một quần thể nguy nga nằm giữa Thủ đô như một thách thức với những điều tôi nhìn thấy suốt chặng đường du hành trên nước bạn. Hoàng Cung đường bệ màu vàng viền đỏ rực rỡ trong màu trời xanh biếc . Bên cạnh Hoàng Cung là Chùa Bạc cũng nguy nga không kém, cả hai tạo thành một quần thể biểu tượng cho đất nước Campuchia còn nhiều ngôi nhà sàn ọp ẹp và những cánh đồng lúa khô cháy đến nao lòng.
Chúng tôi rời khỏi Hoàng Cung của Vương Quốc Campuchia để chuẩn bị trở về Saigon sau bữa cơm trưa. Nhìn những em bé Campuchia dắt díu nhau xin tiền du khách bên ngoài Hoàng Cung nguy nga, bên ngoài cửa Chùa Bạc với những sư thầy áo vàng tay cầm Ipad, mới biết những nghịch lý luôn hiện diện ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.
Chúng tôi trở về Saigon bằng một ngã khác …Qua phà Neak Loeang để trở về cửa khẩu Mộc Bài. Tôi vu vơ nhìn những đám mây trắng tuyệt đẹp trên nền trời xanh thẳm ngoài cửa kiếng xe và thầm nghĩ mây trời ở nơi đâu cũng thế, chỉ mỗi mảnh đất, mỗi dân tộc, mỗi con người dưới mặt đất này là có những cuộc đời riêng, những thân phận riêng…mà hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi đời người lại gắn liền với những đa đoan nổi trôi của đất nước…
Cơn mưa ngắn lại rơi xuống bất ngờ làm giảm cái nóng đầu mùa hạ, những vòng bánh xe chừng như cũng nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi đi qua cửa khẩu nước bạn một cách dễ dàng vẫn kịp để tôi phát hiện nhân viên ở cửa khẩu Campuchia người nào cũng có vẻ đường bệ với cái bụng to và cái đầu chải dầu láng bóng, chỉ màu da của họ là còn giống với đồng bào mình. Loay hoay nhiều thời gian hơn với những thủ tục ở cửa khẩu nước mình, chúng tôi đã trở lại Saigon để tiễn tháng tư qua.
Lâu lắm, dễ chừng bốn năm rồi tôi mới có dịp đi du lịch với đồng nghiệp…Bốn ngày với tiếng nói cười, tiếng trêu ghẹo nhau thả bay những căng thẳng âu lo của công việc trong thời gian cuối năm học.
Chào tháng 5, ngày mai, chúng tôi lại bắt đầu những ngày âu lo khác….
Cửa khẩu Mộc Bài
Chiều trên Tỉnh Kong Pong Thom
Nhà sàn truyền thống của người dân Campuchia
Chiều Tối ở thành phố Siêmreap
Xe tuc tuc ở chợ đêm Siêmreap
AngKor Wat
Nụ cười may mắn đền Bayon
Khuôn mặt không cười
Khúc Apsara
Chân cầu cổ Kampong Kdei
Đường phố Phnom Pênh